Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm Quản trị kinh doanh quốc tế - Phần 1. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Quản trị marketing. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
27/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
44 Lần thi
Câu 1: Công ty A mua quyền chọn mua 100.000 USD, kỳ hạn 6 tháng, phí 100 VND/1 USD, tỷ giá hợp đồng USD/VND = 20.500. Tại thời điểm đáo hạn, giả sử tỷ giá USD/VND là 21.000 thì:
A. Công ty A sẽ không thực hiện quyền và không bị mất phí 10 triệu VND
B. Công ty A sẽ không thực hiện quyền và bị mất phí 10 triệu VND
C. Công ty A sẽ thực hiện quyền và thu được phần lời là 40 triệu
D. Công ty A sẽ thực hiện quyền và thu được phần lời là 50 triệu
Câu 2: Nghiệp vụ cho phép người mua quyền có quyền không bắt buộc phải mua hoặc phải bán một số lượng ngoại tệ nhất định ở một mức giá và trong thời hạn được xác định trước là:
A. Nghiệp vụ giao dich ngoại hối giao sau
B. Nghiệp vụ hoán đổi
C. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệnh tỷ giá
D. Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối quyền chọn
Câu 3: Chế độ bản vị vàng hối đoái được sử dụng vào thời gian nào:
A. 1867 – 1914
B. 1922 – 1939
C. 1944 – 1971
D. 1978 đến nay
Câu 4: Tỷ giá giao ngay hiện tại EUR / USD = 1,3272. Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng EUR / USD = 1,2728. Nếu bạn kỳ vọng tỷ giá giao ngay trong 3 tháng tới EUR / USD = 1,15. Giả sử bạn có 100.000 EUR trong 3 tháng tới bạn sẽ?
A. Thiết lập hợp đồng bán kỳ hạn EUR, nếu dự đoán đúng bạn sẽ lãi 17720 USD
B. Thiết lập hợp đồng bán kỳ hạn EUR, nếu dự đoán đúng bạn sẽ lãi 12280 USD
C. Thiết lập hợp đồng mua kỳ hạn EUR, nếu dự đoán đúng bạn sẽ lãi 12280 USD
D. Thiết lập hợp đồng mua kỳ hạn EUR nếu dự đoán đúng bạn sẽ lãi 17720 USD
Câu 5: Nghiệp vụ dựa vào mức chênh lệnh tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối để thu lại lợi nhuận thông qua hoạt động mua và bán là:
A. Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối gia ngay
B. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệnh tỷ giá
C. Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn
D. Nghiệp vụ ngoại hối giao sau
Câu 6: Một tập đoàn có hai công ty con A và B ở hai quốc gia A và B, lần lượt có mức thuế TNDN là 25% và 30%. Công ty B mua hàng từ công ty A và bán lại trên thị trường trong nước là 15$. Cho biết, chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm của A là 10$. Giá bán tốt nhất và lợi nhuận chung của tập đoàn cho mỗi đơn vị sản phẩm là:
A. 12$ và 3,60$
B. 10$ và 3,80$
C. 15$ và 3,75$
D. 18$ và 6,00$
Câu 7: Một tập đoàn có hai công ty con A và B ở hai quốc gia A (thuế TNDN là 25%) và thiên dường thuế B (thuế TNDN %). Công ty B mua hàng từ công ty A và bán lại trên thị trường trong nước là 15$. Cho biết, chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm của A là 10$. Giá bán tốt nhất và lợi nhuận chung của tập đoàn cho mỗi đơn vị sản phẩm là:
A. 8$ và 7,00
B. 12$ và 4,50$
C. 15$ và 3,75$
D. 10$ và 5,00$
Câu 8: Công ty mẹ góp 60% vốn vào một công ty con tại Việt Nam. Giả sử, kết quả kinh doanh năm 2013 của công ty con này là lãi 10 triệu USD (tương ứng với 200 tỷ VND). Vào thời điểm họp ĐHCĐ và chia cổ tức (tháng 6 năm 2014), đồng Việt Nam mất giá 10%. Trong trường hợp công ty con không có nhu cầu tái đầu tư, theo bạn, công ty mẹ sẽ có kiến nghị về việc chia cổ tức thế nào sau đây:
A. Ưu tiên chia cổ tức cao
B. Ưu tiên chia cổ tức thấp
C. Ưu tiên không chia cổ tức
D. Có thể chia cổ tức thấp, kết hợp với sử dụng các kĩ thuật tài trợ
Câu 9: Mức cổ tức mà một công ty mẹ nhận được khi đầu tư vào công ty con phụ thuộc vào mức đóng góp của công ty mẹ, hệ thống thuế và tỷ giá của quốc gia công ty con hoạt động. Khi mức thuế TNCN tăng thì công ty mẹ sẽ ưu tiên xem xét:
A. Giảm tỉ lệ chia cổ tức
B. Tăng tỉ lệ chia cổ tức
C. Tỉ lệ chia cổ tức được giữ nguyên
D. Tất cả đều sai
Câu 10: Mức cổ tức mà một công ty mẹ nhận được khi đầu tư vào công ty con phụ thuộc vào mức đóng góp của công ty mẹ, hệ thống thuế và tỷ giá của quốc gia công ty con hoạt động. Giả sử công ty con hoạt động tại Việt Nam và tại thời điểm quyết định tỉ lệ chia cổ tức đồng Việt Nam giảm giá thì công ty mẹ sẽ ưu tiên xem xét:
A. Giảm tỉ lệ chia cổ tức
B. Tăng tỉ lệ chia cổ tức
C. Tỉ lệ chia cổ tức được giữ nguyên
D. Tất cả đều sai
Câu 11: Trong hoạt động kinh doanh quốc tế, các MNEs có các công ty con ở các quốc gia khác nhau với nhiều hệ thống thuế khác nhau. Trong môi trường hoạt động như vậy, các nhà quản trị tài chính ở các MNEs sẽ:
A. Kiểm soát tài chính ở các công ty con, hoàn thành nghĩa vụ thuế quốc gia
B. Kiểm soát tài chính ở các công ty con, thực hiện chuyển giá ở các công ty con hoạt động không hiệu quả
C. Kiểm soát tài chính ở các công ty con, thực hiện chuyển giá ở các công ty con hoạt động hiệu quả
D. Xây dựng một cấu trúc thuế tối ưu, kết hợp với các kỹ thuật tài trợ
Câu 12: Kỹ thuật chuyển giá là một trong 3 kỹ thuật tài trợ giúp các MNEs thực hiện mục tiêu tối thiểu hóa chi phí thuế toàn cầu. Tuy nhiên, ở góc độ chính phủ, kỹ thuật chuyển giá khó phát hiện bởi lý do quan trọng nào sau đây:
A. Quy trình mua bán giữa các công ty con rất phức tạp
B. Đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước
C. Không có sự hỗ trợ cung của một số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khi tiếp cận thông tin doanh nghiệp
D. Đó chỉ là phần lãi/lỗ của nội bộ tập đoàn và không ảnh hưởng đến ngân sách hoạt động của chính phủ
Câu 13: Kỹ thuật chuyển giá thông thường được thực hiện trong các trường hợp nào dưới đây:
A. Có các công ty con hoạt động hiệu quả ở nhiều quốc gia, do vậy phải chuyển lợi nhuận để duy trì các công ty hoạt động kém hiệu quả.
B. Có các công ty con hoạt động kém hiệu quả ở một số quốc gia và cần được hỗ trợ để duy trì hoạt động của tập đoàn.
C. Có một số công ty con hoạt động ở các quốc gia có mức thuế suất thấp, hoặc khả năng bảo mật thông tin cao.
D. Thuê các công ty bên ngoài thực hiện các dịch vụ gia tăng để làm tăng giá thành sản phẩm
Câu 14: Khi nào công ty mẹ không tính phí tác quyền hoặc tính phí thấp cho công ty con khi sử dụng dịch vụ và tác quyền của công ty mẹ?
A. Các công ty liên doanh.
B. Mức thuế TNDN của công ty con thấp hơn công ty mẹ.
C. Giá trị của các phí và tác quyền là không cao.
D. Chưa thể xác định vì thiếu thông tin.
Câu 15: Khi nào công ty mẹ giảm giá xuất khẩu cho các công ty con 100% vốn của mình?
A. Sản phẩm nhập khẩu từ công ty mẹ bị đánh thuế cao.
B. Sản phẩm xuất khẩu cho công ty con bị đánh thuế cao.
C. Tổng chi phí thuế trong trường hợp giảm giá là thấp hơn.
D. Khi công ty mẹ thiếu hụt tài chính.
Câu 16: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, tuy nhiên, một số các quốc gia lựa chọn để trở thành thiên đường thuế có mức thuế suất thấp, rất thấp thậm chí bằng 0. Hãy cho biết lý do cho hành động này:
A. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
B. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động ở trong nước.
C. Tiếp thu công nghệ từ các nước phát triển.
D. Tất cả đáp án trên
Câu 18: Điều nào sau đây là không đúng khi đề cập đến một thiên đường thuế (Tax Haven)?
A. Mức thuế suất thấp, rất thấp thậm chí bằng 0.
B. Mức độ bảo mật thông tin tài sản của các doanh nghiệp và cá nhân với các chính phủ bên ngoài rất cao.
C. Loại hình doanh nghiệp đa dạng, thủ tục thành lập doanh nghiệp dễ dàng cũng như lệ phí thành lập và duy trì doanh nghiệp thấp.
D. Thu nhập bình quân đầu người ở những thiên đường thuế này thấp vì NSNN mất một khoản thu lớn từ thuế
Câu 19: Quốc gia/vùng lãnh thổ nào sau đây không phải là một thiên đường thuế?
A. Monaco
B. Hà Lan
C. Singapore
D. Hàn Quốc
Câu 20: Vay trước (Fronting loans) hay còn gọi là vay cửa sau (back-to-back loans) là khoản vay giữa công ty mẹ và các công ty con của nó thông qua một tổ chức tài chính trung gian. Cho biết hai trường hợp mà kỹ thuật này được áp dụng?
A. Có sự giới hạn về việc chuyển vốn từ công ty con về công ty mẹ ở quốc gia sở tại.
B. Nhu cầu thiếu hụt vốn ở công ty mẹ và các công ty con khác.
C. Đồng tiền ở công ty mẹ có giá hơn đồng tiền ở công ty con.
D. Các vấn đề khác liên quan đến biến động tỷ giá
Câu 21: Thiên đường thuế đôi khi còn được xem như là một trung tâm tài chính nước ngoài (Offshore Financial Centers). Lý do quan trọng nào giải thích cho vấn đề này?
A. Hoạt động đầu tư tài chính ở trong nước bị hạn chế
B. Tập trung đầu tư tài chính ra bên ngoài.
C. Những thiên đường này có rất nhiều trung tâm tài chính ở bên ngoài.
D. Tập trung thu hút và quản lý rất nhiều tài sản nước ngoài.
Câu 22: Theo bảng xếp hạng của PricewaterhouseCoopers năm 2013 thì 3 trung tâm tài chính nước ngoài quản lý tài sản toàn cầu lớn nhất là?
A. Thụy Sĩ; Singapore; London
B. Thụy Sĩ; Singapore; New York
C. Thụy Sĩ; Singapore; Tokyo
D. Hong Kong; New York; Tokyo
Câu 23: Xét quá trình thanh toán của một MNE tại Mỹ với 3 công ty con tại Anh, Đức, Canada như bên dưới (đơn vị: triệu USD). Hãy xác định mức thanh toán ròng giữa các công ty.
A. Công ty mẹ tại Mỹ và công ty con ở Canada nhận ròng 45 triệu USD. Công ty con ở Đức thanh toán 50 triệu USD và công ty con ở Anh thanh toán 40 triệu USD.
B. Công ty mẹ tại Mỹ nhận ròng 55 triệu USD và công ty con ở Canada nhận ròng 45 triệu USD. Công ty con ở Đức thanh toán 50 triệu USD và công ty con ở Anh thanh toán 50 triệu USD.
C. Công ty mẹ tại Mỹ và công ty con ở Canada nhận ròng 45 triệu USD. Công ty con ở Đức thanh toán 50 triệu USD và công ty con ở Anh thanh toán 45 triệu USD.
D. Công ty mẹ tại Mỹ và công ty con ở Canada nhận ròng 45 triệu USD. Công ty con ở Đức thanh toán 40 triệu USD và công ty con ở Anh thanh toán 50 triệu USD.
Câu 24: Điều nào dưới đây là không đúng khi đề cập đến trung tâm thanh toán bù trừ (Netting center)?
A. Các công ty con không cần phải dự trữ ngoại tệ để thanh toán cho nhau.
B. Vị thế thanh toán ròng tại trung tâm luôn bằng 0.
C. Hoạt động của trung tâm giúp cho quá trình hoàn nhập quỹ nhanh chóng, đồng thời giảm bớt chi phí giao dịch cho bên thứ 3
D. Là nơi tập trung và quản lý lợi nhuận của MNCs.
Câu 25: Tỷ giá của hợp đồng giao ngay (Spot) được xác định bởi:
A. Quan hệ cung cầu của đồng ngoại tệ
B. Sự chênh lệch tỉ lệ lạm phát giữacác đồng tiền
C. Sự chênh lệch tỉ lệ lãi suất giữa các đồng tiền
D. Các yếu tố kinh tế – chính trị khác
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Quản trị kinh doanh quốc tế có đáp án Xem thêm...
- 44 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận