Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý y đức - Phần 17

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý y đức - Phần 17

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 204 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý y đức - Phần 17. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

45 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 1: Khi khám bệnh và điều trị những vấn đề gì cần tìm hiểu ở người bệnh:

A. Sinh lý

B. Sinh lý và dược lý

C. Sinh lý và tâm lý

D. Sinh lý, tâm lý và xã hội

Câu 2: Nắm vững sinh lý, tâm lý và xã hội giúp cho thầy thuốc:

A. Điều trị cho bệnh nhân qua cơn hiểm nghèo của bệnh tật

B. Tư vấn cho bệnh nhân tự điều trị bệnh tật

C. Tư vấn cho người bệnh giải quyết những khó khăn trong cuộc sống

D. Điều trị người bệnh một cách toàn diện

Câu 3: Ngày nay các thầy thuốc chữa trị tốt cho người bệnh là do:

A. Sự phát triển về y học dự phòng

B. Mạng lưới y tế rộng khắp

C. Các thầy thuốc đi sâu vào sinh lý và điều tra kỹ về tâm lý xã hội của người bệnh

D. Có đầy đủ thuốc men và bác sĩ giỏi

Câu 4: Trong 3 yếu tố sinh lý, tâm lý và xã hội thì:

A. Sinh lý là yếu tố  quan trọng nhất

B. Tâm lý là yếu tố quan trọng

C. Sinh lý và tâm lý là yếu tố quan trọng

D. Không phân biệt mặt nào là quan trọng nhất, 3 yếu tố tác động qua lại lẫn nhau

Câu 5: Trong quá trình khám chữa bệnh thầy thuốc phải tác động đến:

A. Cần phân tích cả 3 mặt, tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể mà có quyết định tác động mặt nào trước

B. Tác động đồng thời cả sinh lý, tâm lý và xã hội

C. Sinh lý và tâm lý là  chủ yếu

D. Tâm lý là chủ yếu

Câu 6: Một trường hợp vào viện vì thủng dạ dày do loét kéo dài, nguyên nhân do mâu thuẫn kéo dài với đồng nghiệp tại cơ quan, thứ tự ưu tiên các mặt cần can thiệp như thế nào?

A. Sinh lý là yếu tố  cần can thiệp trước sau đó là tâm lý- xã hội

B. Tâm lý là yếu tố  cần can thiệp trước sau đó là sinh lý

C. Xã hội là yếu tố cần can thiệp trước sau đó là sinh lý- tâm lý

D. Xã hội là yếu tố cần can thiệp trước sau đó là tâm lý

Câu 7: Một thầy thuốc sau khi khám bệnh, vui vẻ kê đơn và không nói gì thêm ngoài bảo bệnh nhân về uống thuốc theo đơn, bạn có ý kiến gì về thầy thuốc này?

A. Làm như vậy là đúng với quy định

B. Làm như vậy là hoàn thành nhiệm vụ của người thầy thuốc

C. Cần tìm hiểu người bệnh qua đó  tư vấn chăm sóc sức khoẻ, tâm lý và xã hội, tạo cuộc sống tốt, niềm tin của người bệnh.

D. Cần phải hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc như thế nào?

Câu 8: Để điều trị tốt các bệnh mãn tính thầy thuốc cần:

A. Động viên người bệnh

B. Ứng dụng các kỹ thuật y học hiện đại

C. Điều trị bằng thuốc đặc hiệu

D. Phối hợp thuốc, kỷ thuật y học và tấm lòng người thầy thuốc

Câu 9: Ngoài trang thiết bị phục vụ người bệnh, những vấn đề gì có thể tác động tâm lý người bệnh khi họ đến khám bệnh tại bệnh viện.

A. Trình độ cán bộ chuyên môn 

B. Tổ chức và những quy định trong bệnh viện, tác phong, thái độ thầy thuốc và nhân viên y tế

C. Số lượng cán bộ y tế đông

D. Bệnh nhân phải chi trả ít tiền

Câu 10: Quan niệm tâm lý là hiện tượng phụ, thể chất và tâm lý tách rời nhau dẫn đến vấn đề gì trong y học:

A. Chỉ tìm ra những nguyên nhân thực thể mà bỏ qua những hiện tượng tâm lý và cho là vô hình

B. Không có những ảnh hưởng gì trong y học

C. Thuận lợi hơn trong chẩn đoán

D. Thuận lợi hơn trong điều trị

Câu 11: Nhờ sự bao hàm những tri thức sinh lý và tâm lý trong y học mà trong mỗi bệnh chứng, người ta đã:

A. Hiểu rõ sinh lý bệnh học

B. Tìm cách xác định phần nào thuộc về thể chất, phần nào thuộc về tâm lý. khi nào cần tác động thể chất hay tâm lý.

C. Ứng dụng các kỹ thuật y học hiện đại trong điều trị

D. Sử dụng thuốc hợp lý

Câu 12: Đôi khi thuốc men tỏ ra vô hiệu đối với các bệnh mãn tính, vì:

A. Bệnh nhân có nhiều rối loạn tâm lý

B. Đề kháng thuốc do sử dụng dài ngày

C. Vì bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị

D. Bệnh nhân không tin chẩn đoán của thầy thuốc

Câu 13: Vấn đề quan trọng để người thầy thuốc nghỉ đến bệnh lý tâm-thể khi:

A. Người bệnh có một hay nhiều căn nguyên tâm lý là hiện căn hay khởi căn

B. Giao tiếp tốt

C. Xét nghiệm  để loại trừ bệnh lý về thể chất

D. Hỏi bệnh đầy đủ

Câu 14: Căn nguyên tâm lý xã hội gây ra một số bệnh chứng mãn tính, những bênh chứng này:

A. Không cần điều trị gì cả

B. Kết hợp điều trị tâm lý

C. Điều trị kéo dài bằng thuốc

D. Điều trị triệu chứng bằng thuốc

Câu 15: Có thể xác định bệnh chứng tâm-thể khi:

A. Người bênh có một hay nhiều căn nguyên tâm lý đóng vai trò hiện căn hay khởi căn, bệnh nhân có kiểu nhân cách riêng, dùng tâm pháp có tác dụng rõ

B. Bệnh nhân có các triệu chứng mơ hồ

C. Không tìm ra các triệu chứng thực thể

D. Điều trị kéo dài bằng thuốc không lành

Câu 16: So sánh bệnh lý có căn nguyên tâm lý ở trẻ em với người lớn thì:

A. Ở người lớn phức tạp hơn vì có nhiều căn nguyên, tạo ra một tiền sử phức tạp

B. Bệnh lý ở người lớn đa số là các bệnh mãn tính

C. Ở trẻ em phức tạp hơn

D. Tuỳ trường hợp cụ thể

Câu 17: Khi một người bị tác động bởi các căn nguyên tâm lý thì bệnh lý tâm thể xuất hiện:

A. Đúng như nhận định trên

B. Tuỳ theo độ tuổi mà có bị mắc bệnh  hay không

C. Tuỳ theo yếu tố gien, kinh nghiệm sống, khả năng đáp ứng với các căn nguyên tâm lý tác động đến tâm lý của từng người mà có người mắc bệnh, có người không mắc bệnh

D. Tuỳ thuộc vào thể lực của mỗi cá nhân mà bị bệnh hay không

Câu 18: Bệnh tật có liên quan với sự phát triển xã hội, cho nên người thầy thuốc:

A. Phải có kiến thức về tâm lý xã hội bên cạnh kiến thức y học hiện đại

B. Chỉ cần có kiến thức y học

C. Chỉ cần có đầy đủ kiến thức tâm lý xã hội

D. Đi sâu vào lĩnh vực tâm lý xã hội

Câu 24: Theo Alma- Ata: "Sức khoẻ là trạng thái thoải mái ..(A)....về thể chất tâm thần và xã hội........ là .....(B).... của cơ thể đối với sự thay đổi bên ngoài và bên trong cơ thể". Cụm từ tại (A) và (B) là:

A. A:" hoàn toàn", B: "khả năng thích nghi cao nhất"

B. A: "hoàn toàn", B:" sự thích nghi"

C. A: Không thêm từ nào,  B:" sự thích nghi"

D. A: Không thêm từ nào,  B:" Khả năng thích nghi"

Câu 25: Bệnh là những tổn thương ....(A)....ở một bộ phận hay nhiều bộ phận cơ thể ảnh hưởng ....(B...) con người, làm cho con người khó chịu, đau đớn. Bổ sung cụm từ ở A và B:

A. A: " Thực thể", B: " sinh hoạt"

B. A: " Thực thể hay cơ năng", B: " sinh hoạt"

C. A: Không thêm từ nào, B: " sinh hoạt"

D. A: " Thực thể", B: " sức khoẻ"

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý y đức có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý y đức có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 45 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên