Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản lý thuế - Phần 20

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản lý thuế - Phần 20

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 71 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản lý thuế - Phần 20. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.0 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh (vi phạm lần đầu) thì áp dụng mức xử phạt nào sau đây:

A. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số tiền gian lận đối với người nộp thuế.

B. Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế.

C. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

D. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Câu 2: Chi cục trưởng Chi cục Thuế, trong phạm vi địa bàn quản lý của mình, đối với hành vi không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, có quyền:

A. Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

B. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.

C. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.

D. Không giới hạn mức phạt tiền.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây không bị xử phạt vi phạm pháp luật thuế:

A. Ngân hàng thương mại không thực hiện trách nhiệm trích chuyển từ tài khoản của NNT vào tài khoản của NSNN đối với số tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế phải nộp của NNT theo yêu cầu của cơ quan thuế trong trường hợp tại thời điểm đó, tài khoản tiền gửi của người nộp thuế không còn số dư.

B. Tổ chức, cá nhân liên quan có hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế.

C. Cơ quan Kho bạc Nhà nước không thực hiện trích chuyển số tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước theo yêu cầu của cơ quan thuế.

D. Tổ chức tín dụng không thực hiện trách nhiệm trích chuyển từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của NSNN đối với số tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế phải nộp của NNT theo yêu cầu của cơ quan thuế trong trường hợp tại thời điểm đó, tài khoản tiền gửi của người nộp thuế có số dư đủ.

Câu 5: Trường hợp NNT cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ pháp lý liên quan đến đăng ký thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên thì bị xử phạt:

A. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

B. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

C. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 150.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

D. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Câu 9: Hành vi nào sau đây không phải hành vi vi phạm pháp luật về thuế đối với người nộp thuế:

A. Nộp hồ sơ khai thuế có lỗi số học trong hồ sơ.

B. Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định.

C. Chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định.

D. Khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế.

Câu 11: Cục trưởng Cục Thuế, trong phạm vi địa bàn quản lý của mình, đối với hành vi vi phạm các thủ tục thuế của người nộp thuế, có quyền:

A. Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

B. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.

C. Phạt tiền đến 150.000.000 đồng.

D. Phạt tiền đến 200.000.000 đồng.

Câu 12: Nhân viên thuế đang thi hành công vụ, đối với hành vi vi phạm các thủ tục về thuế của người nộp thuế có quyền:

A. Phạt tiền đến 100.000 đồng.

B. Phạt tiền đến 200.000 đồng.

C. Phạt tiền đến 300.000 đồng

D. Phạt tiền đến 500.000 đồng.

Câu 14: Người nộp thuế bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên:

A. Hoá đơn, hợp đồng kinh tế.

B. Bảng kê hoá đơn, hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra.

C. Tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế.

Câu 15: Người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế thì:

A. Bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định.

B. Bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

C. Không bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định mà bị xử phạt vi phạm về hành vi khai thuế quá thời hạn qui định.

D. Không bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế.

Câu 17: Hình thức xử phạt nào sau đây không phải là hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế:

A. Phạt cảnh cáo.

B. Phạt tiền.

C. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

D. Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh, Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép hành nghề.

Câu 18: Trường hợp nào sau đây không bị cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế:

A. Người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền phạt.

B. KBNN không thực hiện việc trích tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế vào NSNN theo quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế.

C. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế không chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế.

D. Người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuế, tiền phạt thay cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không nộp tiền thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước.

Câu 19: Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt bị cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế trong trường hợp:

A. Quá 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt.

B. Có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

C. Hết thời hạn nộp tiền thuế.

Câu 20: Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế không phải gửi cho đối tượng nào sau đây:

A. Đối tượng bị cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế.

B. Cơ quan quản lý thuế cấp trên trực tiếp.

C. Chi cục Quản lý thị trường.

Câu 21: Cá nhân, tổ chức không tự nguyện chấp hành Quyết định xử phạt, Quyết định khắc phục hậu quả hoặc không thanh toán chi phí cưỡng chế bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi khi:

A. Có tiền gửi tại Kho bạc nhà nước, tại ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác ở Việt Nam.

B. Có tiền gửi tại ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng ở nước ngoài.

C. Có tiền gửi tại Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.

D. Không có tài khoản tiền gửi.

Câu 23: Những người nào sau đây không có thẩm quyền quyết định việc cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế?

A. Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp.

B. Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh.

C. Thủ trưởng Kho bạc nhà nước.

Câu 24: Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế:

A. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

B. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.

C. Phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

D. Thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hoá đơn.

Câu 25: Trình tự áp dụng các thủ tục cưỡng chế đối với biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế:

A. Ban hành Quyết định cưỡng chế, Gửi Quyết định cưỡng chế, Xác định tỷ lệ khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân.

B. Xác minh thông tin về tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế, Ban hành Quyết định cưỡng chế, Gửi Quyết định cưỡng chế, Thu tiền khấu trừ từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế.

C. Ban hành Quyết định cưỡng chế, Gửi Quyết định cưỡng chế, Xác minh thông tin về tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế, Thu tiền khấu trừ từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế.

Câu 26: Đối với biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập, tỷ lệ khấu trừ đối với cá nhân được qui định:

A. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức không thấp hơn 20% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó.

B. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó.

C. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức không thấp hơn 10% và không quá 50% tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó.

Câu 27: Biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên được áp dụng đối với:

A. Cá nhân là lao động tự do không có cơ quan, tổ chức quản lý lương, thu nhập cố định.

B. Cá nhân bị cưỡng chế đang được hưởng trợ cấp hưu trí hoặc mất sức hàng tháng.

C. Cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh.

Câu 28: Thẩm quyền giải quyết các khiếu nại mà Cục trưởng Cục Thuế đã giải quyết nhưng còn khiếu nại là:

A. Bộ Trưởng Bộ Tài chính.

B. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

C. Cục trưởng cục thuế.

D. Chi cục trưởng Chi cục Thuế.

Câu 30: Trong điều kiện bình thường, thời hạn giải quyết khiếu nại là:

A. Lần đầu không quá 30 ngày, lần thứ 2 không quá 45 ngày.

B. Lần đầu không quá 45 ngày, lần thứ 2 không quá 60 ngày.

C. Lần đầu không quá 60 ngày, lần thứ 2 không quá 70 ngày.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản lý thuế có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản lý thuế có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên