Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý Kế toán - Phần 9

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý Kế toán - Phần 9

  • 30/08/2021
  • 29 Câu hỏi
  • 183 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý Kế toán - Phần 9. Tài liệu bao gồm 29 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

21/10/2021

Thời gian

40 Phút

Tham gia thi

4 Lần thi

Câu 1: Trong kế toán, giá gốc được quan niệm là?

A. Giá trị hợp lý của tài sản vào thời điểm được ghi nhận tức là giá được hình thành khi đơn vị giành được quyền sở hữu về tài sản (do mua bán, do sự chế tạo, xây lắp…)

B. Giá dự toán của tài sản vào thời điểm lập dự toán

C. Giá kế toán của tài sản vào thời điểm lập kế hoạch

D. Tất cả các quan niệm nói trên

Câu 2: Nhiệm vụ cơ bản của kế toán là gì?

A. Kiểm tra, giám sát việc giữ gìn bảo quản và sử dụng tài sản, tình hình thu – chi, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực

B. Dự toán và xây dựng các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

C. So sánh giữa thực tế với kế hoạch của các chỉ tiêu

D. Tất cả các nhiệm vụ nói trên

Câu 3: Kế toàn có nhiệm vụ cơ bản nào?

A. Lập các chỉ tiêu kế hoạch ngắn hạn, dài hạn cho các đơn vị

B. Tính toán, phản ánh, ghi chép kịp thời, đầy đủ số hiện có về tài sản và sự biến động của tài sản

C. So sánh, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu do chính đơn vị đặt ra

D. Tất cả các nhiệm vụ nói trên

Câu 4: Kế toán có chức năng cơ bản nào?

A. Dự toán và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh

B. Ghi chép, phán ánh (bằng tiền) một cách hệ thống, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh…

C. Xác định mục tiêu cho đơn vị

D. Tất cả các chức năng nói trên

Câu 5: Nội dung nào trong các nội dung dưới đây không thuộc đối tượng nghiên cứu của kế toán?

A. Tài sản và nguồn hình thành tài sản

B. Các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác

C. Tài sản của doanh nghiệp vận động không ngừng qua 3 giai đoạn khác nhau (mua hàng, sản xuất và bán hàng)

D. Sự vận động của tài sản trong quá trình tái sản xuất

Câu 6: Trong các chức năng dưới đây, chức năng nào thuộc chức năng của kế toán?

A. Tổng hợp các thông tin đã được phân loại để hình thành các báo cáo tài chính

B. Phân loại các NVKT theo các tiêu thức thích hợp

C. Ghi chép, phản ánh (bằng tiền) các NVKTPS

D. Tất cả các chức năng nói trên

Câu 7: Nguyên tắc thận trọng trong kế toán được quan niệm là:

A. Việc ghi chép phải thận trọng

B. Khi có 2 cách lựa chọn khác nhau thỏa mãn những nguyên tắc cơ bản và ứng dụng cho một nghiệp vụ, thì lựa chọn có ảnh hưởng tốt nhất đến lãi ròng hay tổng tài sản cần phải được sử dụng

C. Là tính thận trọng của cán bộ kế toán

D. Là việc tính toán, phản ánh phải thận trọng

Câu 8: Trong các kết quả đạt được dưới đây, kết quả nào không thể thực hiện được thông qua phương pháp tính giá?

A. Cung cấp kịp thời thông tin cần thiết cho việc quản lý tài sản

B. Tổng hợp được giá trị toàn bộ tài sản của đơn vị

C. Tính toán, xác định được kết quả kinh doanh

D. Tính toán, xác định được giá trị thực tế của tài sản

Câu 9: Phương pháp tổng hợp cân đối của kế toán được quan niệm là?

A. Là phương pháp cân đối các NVKTPS

B. Là phương pháp cộng dồn các NVKTPS

C. Là phương pháp để tổng hợp các số liệu của kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán

D. Tất cả quan niệm nói trên

Câu 10: Phương pháp cải chính để chữa sổ kế toán được áp dụng trong trường hợp?

A. Ghi sai trong diễn giải và không liên quan đến đối ứng TK

B. Số ghi sai nhỏ hơn số thực tế phải ghi

C. Ghi sai quan hệ đối ứng TK, số tiền ghi sai lớn hơn số tiền thực tế phải ghi

D. Ghi sót NVKTPS

Câu 11: Phương pháp ghi bổ sung để chữa sổ kế toán được áp dụng trong trường hợp?

A. Do ghi sai trong diễn giải phải xóa đi rồi ghi bổ sung

B. Do số ghi sai nhỏ hơn thực tế phải ghi và ghi sót NVKTPS

C. Do ghi trùng về số tiền

D. Do ghi sai quan hệ đối ứng với số ghi sai lớn hơn số thực tế

Câu 12: Phương pháp ghi số âm để chữa sổ kế toán được áp dụng trong trường hợp:

A. Số ghi sai lớn hơn số thực tế phải ghi và do ghi trùng số tiền

B. Số ghi sai nhở hơn số thực tế phải ghi

C. Ghi sai trong diễn giải

D. Do ghi sót các NVKTPS

Câu 13: Nguyên vật liệu mua đang đi đường thuộc?

A. Tài sản cố định của doanh nghiệp

B. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

C. Tài sản dài hạn của doanh nghiệp

D. Tất cả đều sai

Câu 14: Tài sản của doanh nghiệp là nguồn lực?

A. Thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

B. Gắn với lợi ích tương lai của doanh nghiệp

C. Thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp

D. Tất cả đều đúng

Câu 15: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước thuộc?

A. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

B. Tài sản lưu động của doanh nghiệp

C. Tài sản của doanh nghiệp

D. Nợ phải trả của doanh nghiệp

Câu 16: Nợ phải trả của doanh nghiệp được xác định bằng?

A. Tổng tài sản trừ đi – Nguồn vốn kinh doanh

B. Tổng tài sản trừ đi – Tài sản dài hạn

C. Tổng nguồn vốn – Vốn chủ sở hữu

D. Tổng tài sản – Tổng tài sản ngắn hạn

Câu 17: Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công cần phải?

A. Khi ghi chép vào tài khoản ghi Đơn.

B. Phải theo dõi chi tiết từng loại vật tư hàng hóa.

C. Phản ánh ở tài khoản ngoài bảng.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 18: Nguồn vốn chủ sở hữu được tính bằng?

A. Tổng nguồn vốn – Nguồn vốn kinh doanh.

B. Tổng tài sản – Tài sản ngắn hạn.

C. Tổng nguồn vốn – Nợ phải trả.

D. Tổng tài sản + Nợ phải trả.

Câu 19: Doanh nghiệp đặt trước 1 khoản tiền cho người bán để mua hàng bằng tiền gửi ngân hàng. Tài sản này thuộc về?

A. Thuộc nợ phải thu không cần theo dõi chi tiết.

B. Khoản phải trả cho người bán.

C. Khoản tiền này thuộc về tài sản ngắn hạn.

D. Khoản tiền vay ngắn hạn.

Câu 20: Một bản chứng từ kế toán được quan niệm là?

A. Cung cấp thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra và thể hiện trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan.

B. Chứng minh tính hợp pháp, hợp lý của các NVKT.

C. “Vật mang tin” hay “Phần tử chứa đựng thông tin” ghi chép, phản ánh toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị…

D. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 21: Những yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố bắt buộc của chứng từ?

A. Tên chứng từ, số hiệu chứng từ.

B. Thời gian và địa điểm lập chứng từ.

C. Tóm tắt nội dung kinh tế ghi trên chứng từ.

D.  Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán.

Câu 22: Những yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố bổ sung của chứng từ?

A.  Thời gian thanh toán.

B. Thời gian bảo hãnh.

C. Ngày tháng lập chứng từ và số hiệu chứng từ.

D. Hình thức thanh toán.

Câu 23: Trên phiếu chi tiền mặt tại quỹ phải có yếu tố cơ bản nào sau đây?

A. Lý do chi tiền và số tiền viết bằng số, bằng chữ.

B. Họ và tế, chữ ký của người có liên quan (người lập phiếu chi, thủ quỹ, kế toán trưởng).

C. Họ và tên, địa chỉ và chữ kí của người nhận tiền.

D. Tất các các yếu tố trên.

Câu 24: Chứng từ kế toán nào sau đây chưa được dùng để ghi sổ kế toán?

A. Chứng từ gốc được lập từ bên ngoài Doanh nghiệp gửi đến.

B. Chứng từ tổng hợp được lập từ các chứng từ gốc cùng loại có kèm theo chứng từ gốc.

C. Chứng từ gốc được lập từ nội bộ trong doanh nghiệp.

D. Chứng từ tổng hợp có tẩy xóa, ghi chèn và không có chứng từ gốc kèm theo.

Câu 25: Khi mua bên ngoài NVL về nhập kho, giá gốc của vật liệu không bao gồm?

A. Hao hụt tự nhiên trong định mức sau khi nhập kho (với vật liệu có hao hụt trong quá trình vận chuyển).

B. Chi phí bốc dỡ vật liệu ( do bên mua đảm nhận).

C. Chi phí vận chuyển vật liệu ( do bên mua đảm nhận).

D. Tất cả đều sai.

Câu 26: Đơn vị tính sử dụng trong kế toán gồm?

A. Trong trường hợp NVKTPS là ngoại tệ, phải ghi theo đồng VN dựa trên tỷ giá hối đoái do NHNN công bố và nguyên tệ.

B. Đơn vị tiền tệ là đồng VN (kí hiệu quốc gia “đ”, kí hiệu quốc tế là “VNĐ”).

C. Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 27: Kế toán chi tiết được hiều là?

A. Kế toán chi tiết cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động ( tùy theo từng đối tượng kế toán)

B. Số liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp

C. Chi tiết hóa ( hoặc minh họa) cho kế toán tổng hợp

D. Tất cả đều đúng

Câu 28: Doanh nghiệp mua hoàng hóa về nhập kho, chưa trả tiền cho người bán sẽ làm cho tài sản và nguồn vốn của Doanh nghiệp thay đổi theo nội dung nào sau đây?

A. Tài sản tăng thêm, nguồn vốn chủ sở hữu giảm.

B. Tài sản ngắn hạn tăng thêm, nợ phải trả tăng ( NV tăng).

C. Tài sản dài hạn tăng thêm, nợ phải trả giảm.

D. Tất cả đều sai.

Câu 29: Lựa chọn khái niệm chính xác về tài khoản kế toán?

A. Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các NVKT, tài chính theo nội dung kinh tế.

B. Là việc dùng các giấy tờ và vật mang tin phản ánh các NVKTPS và đã hoàn thành, là cơ sở đề ghi sổ kế toán.

C. Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin về kinh tế, tài chính dưới các hình thức: giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

D. Là các tờ sổ hoặc tập hợp các tờ sổ theo mẫu nhất định, được dùng để ghi chép các NVKTPS theo các phương pháp kế toán trên cơ sở số hiệu của chứng từ kế toán.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý Kế toán có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý Kế toán có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 4 Lượt thi
  • 40 Phút
  • 29 Câu hỏi
  • Sinh viên