Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Kinh tế - Phần 12

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Kinh tế - Phần 12

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 152 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Kinh tế - Phần 12. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

35 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, ngay sau khi có quyết định xử lý của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại đến cơ quan nào?

A. Hội đồng cạnh tranh

B. Cơ quan quản lý cạnh tranh

C. Bộ trưởng Bộ Công thương

D. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam

Câu 2: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, công nghệ được hiểu là gì?

A. Là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm

B. Là quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm theo quy định của pháp luật

C. Là bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm theo quy định của pháp luật

D. Là giải pháp, bí quyết kỹ thuật có kèm kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm theo quy định của pháp luật

Câu 3: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, bí quyết kỹ thuật được hiểu là gì?

A. Là thông tin được khám phá trong quá trình sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ

B. Là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ

C. Là thông tin được tích luỹ trong quá trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa quyết định khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ.

D. Là thông tin được khám phá trong quá trình kinh doanh có ý nghĩa quyết định chất lượng của sản phẩm công ngh

Câu 4: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ được hiểu là gì?

A. Là nơi có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ để hỗ trợ cho hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ

B. Là nơi có dịch vụ tốt để ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ

C. Là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, hỗ trợ cần thiết để ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ

D. Là nơi có dịch vụ tốt để ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ

Câu 5: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, chuyển giao công nghệ được hiểu là gì?

A. Là chuyển giao quyền sử dụng toàn bộ công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ từ bên có công nghệ sang bên sử dụng công nghệ

B. Là chuyển giao quyền sử dụng một phần công nghệ theo quy định của pháp luật từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ

C. Là chuyển giao quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ công nghệ theo quy định của pháp luật từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ

D. Là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ

Câu 6: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được hiểu là gì?

A. Là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam

B. Là việc tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam

C. Là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân Việt Nam theo quy định của pháp luật quốc tế

D. Là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân Việt Nam theo quy định của hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế

Câu 7: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài được hiểu là gì?

A. Là việc tổ chức, cá nhân Việt Nam chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật quốc tế

B. Là việc tổ chức, cá nhân Việt Nam chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài theo quy định của hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế

C. Là việc tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài

D. Là việc tổ chức, cá nhân Việt Nam chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

Câu 8: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, dịch vụ chuyển giao công nghệ được hiểu là gì?

A. Là hoạt động hỗ trợ quá trình tìm kiếm, giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ

B. Là hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao công nghệ

C. Là hoạt động tìm kiếm khả năng giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao công nghệ

D. Là hoạt động thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao công nghệ

Câu 9: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, định giá công nghệ được hiểu là gì?

A. Là việc định giá của công nghệ theo quy định của pháp luật quốc tế

B. Là hoạt động xác định giá của công nghệ theo quy định củ

C. Là việc định giá của công nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam

D. Là hoạt động xác định giá của công nghệ theo hợp đồng chuyển giao công nghệ

Câu 10: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hoạt động chuyển giao công nghệ phải tuân theo các quy định pháp luật nào?

A. Luật Khoa học và Công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan

B. Luật Thương mại và Luật Đầu tư

C. Luật Chuyển giao công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan

D. Luật Giá, Luật Thương mại và các quy định khác có liên quan

Câu 11: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, trường hợp chuyển giao công nghệ đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật nào?

A. Trình cấp trên có thẩm quyền xin ý kiến xử lý cụ thể

B. Áp dụng quy định của Luật Chuyển giao công nghệ

C. Áp dụng quy định của Luật Thương mại

D. Áp dụng quy định của luật khác đó

Câu 12: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với Luật Chuyển giao công nghệ thì áp dụng quy định nào?

A. Áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó

B. Áp dụng quy định của Luật Chuyển giao công nghệ

C. Áp dụng quy định của pháp luật quốc tế về chuyển giao công nghệ

D. Trình cấp trên có thẩm quyền xin ý kiến xử lý cụ thể

Câu 13: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, công nghệ nào bị cấm chuyển giao?

A. Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường

B. Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội

C. Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

D. Tất cả các nội dung được nêu tại các phương án trả lời của câu hỏi này

Câu 14: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, công nghệ nào được khuyến khích chuyển giao?

A. Công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu sau: Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao; Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới

B. Công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu sau: Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu; Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo

C. Công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu sau: Bảo vệ sức khỏe con người; Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; Sản xuất sạch, thân thiện môi trường; Phát triển ngành, nghề truyền thống

D. Tất cả các nội dung được nêu tại các phương án trả lời của câu hỏi này

Câu 15: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, công nghệ được chuyển giao theo hình thức pháp lý nào?

A. Phần Công nghệ của hợp đồng trong dự án đầu tư với nước ngoài; Phần Công nghệ của hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị

B. Phần Công nghệ của hợp đồng nhượng quyền thương mại; hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; hình thức chuyển giao công nghệ khác theo qui định của pháp luật

C. Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập; Phần Công nghệ của hợp đồng đầu tư, hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị; hình thức pháp lý khác.

D. Hợp đồng chuyển giao công nghệ; phần hợp đồng trong dự án đầu tư quốc tế; hợp đồng nhượng quyền sở hữu trí tuệ; hình thức chuyển giao công nghệ khác theo qui định của pháp luật

Câu 16: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, việc giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện theo các nguyên tắc nào?

A. Bằng văn bản hoặc bằng miệng; Theo qui định của Luật chuyển giao công nghệ và các qui định pháp luật khác có liên quan

B. Bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo qui định của Luật chuyển giao công nghệ và Bộ luật dân sự

C. Bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào mà các bên thoả thuận. Theo qui định của Luật chuyển giao công nghệ, Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các qui định pháp luật khác có liên quan

D. Bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương; Tự do thỏa thuận phù hợp với cỏc qui định của Luật chuyển giao công nghệ, Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các qui định pháp luật khác có liên quan

Câu 17: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hợp đồng chuyển giao công nghệ phải có cácnội dung gì?

A. Tên hợp đồng; đối tượng được chuyển giao; sản phẩm được tạo ra; quyền, nghĩa vụ của các bên; giá, phương thức thanh toán; kế hoạch, tiến độ, địa điểm chuyển giao công nghệ và các điều khoản khác

B. Phương thức chuyển giao; quyền, nghĩa vụ của các bên; quyền, nghĩa vụ của bên nhận chuyển giao trong cải tiến, phát triển công nghệ được chuyển giao; giá, phương thức thanh toán; thời hạn hợp đồng chuyển giao công nghệ

C. Quy định về bảo mật công nghệ; phương thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệ; các quy định khác do các bên thỏa thuận

D. Tất cả các nội dung được nêu tại các phương án trả lời của câu hỏi này

Câu 18: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, bên giao công nghệ có các quyền cơ bản gì?

A. Yêu cầu bên nhận công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao; được thanh toán đầy đủ theo hợp đồng,các quyền khác theo pháp luật và hợp đồng

B. Yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích liên quan; được thanh toán đầy đủ theo hợp đồng; được ưu tiên sử dụng sản phẩm của người nhận công nghệ; được bán lại công nghệ cho người khác và các quyền khác theo thỏa thuận

C. Yêu cầu bên nhận công nghệ thực hiện đúng hợp đồng; được thanh toán đầy đủ theo hợp đồng; được sử dụng miễn phí sản phẩm của người nhận công nghệ; được bán lại công nghệ cho người khác; tự do cải tiến công nghệ được chuyển giao

D. Yêu cầu công an bảo vệ công nghệ được chuyển giao; được bán lại công nghệ cho người khác; tự do cải tiến công nghệ được chuyển giao; được thanh toán đầy đủ theo hợp đồng; được sử dụng sản phẩm của người nhận công nghệ

Câu 19: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, bên giao Công nghệ có cácnghĩa vụ cơ bản gì?

A. Bảo đảm chuyển giao hợp pháp công nghệ và không bị bên thứ ba hạn chế quyền; thực hiện đúng hợp đồng; đăng ký hợp đồng với cơ quan thuế và cơ quan quản lý thị trường; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng

B. Bảo đảm không bị bên thứ ba hạn chế quyền sử dụng Công nghệ; đăng ký hợp đồng với cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ quan quản lý thị trường; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng; gữi bí mật trong quá trình sử dụng Công nghệ

C. Bảo đảm chuyển giao hợp pháp công nghệ và không bị bên thứ ba hạn chế quyền; thực hiện đúng hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ do vi phạm hợp đồng; gữi bí mật trong đàm phán, ký kết hợp đồng

D. Bảo đảm thực hiện đúng hợp đồng chuyển giao công nghệ; đăng ký hợp đồng với cơ quan thuế; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ do vi phạm hợp đồng; giữ bí mật trong quá trình sử dụng Công nghệ

Câu 20: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, bên nhận công nghệ có các quyền cơ bản gì?

A. êu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng hợp đồng; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao; các quyền khác theo qui đinh của pháp luật

B. Yêu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng cam kết; được công an bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao; được bán lại công nghệ cho người khác; tự do cải tiến công nghệ được chuyển giao

C. Yêu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng hợp đồng; được Toà án bảo vệ quyền liên quan đến công nghệ được chuyển giao; được bán lại công nghệ cho người khác; được cải tiến công nghệ đó nhận và các quyền khác

D. Yêu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng hợp đồng; yêu cầu Trọng tài bảo vệ quyền, lợi ích liên quan đến công nghệ được chuyển giao; được bán lại công nghệ cho người khác; cải tiến công nghệ đó nhận phù hợp điều kiện sử dụng

Câu 21: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ phải được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản nào?

A. Thông qua hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác; được thực hiện dưạ trên nguyên tắc của Luật chuyển giao công nghệ, Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các qui định của pháp luật hành chính

B. Theo hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác phù hợp pháp luật; Thực hiện dựa trên nguyên tắc của Luật về quyền sở hữu trí tuệ, Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các qui định pháp luật khác có liên quan

C. Tuân theo hợp đồng hợp pháp bằng văn bản hoặc hình thức khác theo qui định của pháp luật; theo cỏc nguyên tắc của Luật chuyển giao công nghệ, Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các qui định pháp luật khác có liên quan

D. Theo hợp đồng bằng văn bản; Tuõn theo cỏc nguyên tắc của Luật chuyển giao công nghệ, Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Câu 23: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, các khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chuyển giao công nghệ được giải quyết theo các quy định nào?

A. Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan

B. Theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan

C. Theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan

D. Theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Câu 24: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, vi phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ bị xử lý theo các hình thức nào?

A. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra có thể bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự

B. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra có thể bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, trừng phạt về kinh tế

C. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra có thể bị xử lý hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc phạt tù

D. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra có thể bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại

Câu 25: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, tranh chấp trong hoạt động chuyển giao công nghệ được giải quyết theo các hình thức?

A. Thương lượng giữa các bên; Hòa giải giữa các bên do một tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải; Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án trong nước hoặc nước ngoài

B. Thương lượng, hòa giải giữa các bên; Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án trong nước; Giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có một trong hai bên có trụ sở hoặc nơi thường trú

C. Giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có một trong hai bên có trụ sở hoặc nơi thường trú; Giải quyết tại Thanh tra của Bộ Khoa học và Công nghệ; Giải quyết tại Tòa án nhân dân tối cao

D. Thương lượng trực tiếp giữa các bên; Giải quyết tại Trọng tài thương mại trong nước; Giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có một trong hai bên có trụ sở hoặc nơi thường trú

Câu 26: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam trong hoạt động chuyển giao công nghệ được giải quyết theo các quy định nào?

A. Giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan

B. Giải quyết theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan

C. Giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan

D. Giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng trọng tài thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Câu 27: Thế nào là chuyển giao công nghệ?

A. Chuyển giao bằng văn bản một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ

B. Chuyển giao quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ

C. Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ

D. Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ

Câu 28: Trình bày khái niệm luật chuyển giao công nghệ?

A. Là toàn bộ quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại VN, từ VN ra nước ngoài, từ nước ngoài vào VN: quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia và thẩm quyền của cơ quan quản lý Nhà nước về chuyển giao công nghệ

B. Là quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại VN, từ VN ra nước ngoài, từ nước ngoài vào VN: quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ

C. Là toàn bộ quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại VN: quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ

D. Là toàn bộ quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại VN và ở nước ngoài: quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ

Câu 29: Chủ thể của luật chuyển giao công nghệ gồm?

A. Tổ chức, cá nhân người VN; người VN ở nước ngoài; Tổ chức, cá nhân người nước ngoài

B. Tổ chức, cá nhân người VN: người VN định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân người nước ngoài

C. Tổ chức, cá nhân người gốc Vn; người VN định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân người nước ngoài

D. Tất cả tổ chức cá nhân

Câu 30: Phạm vi điều chỉnh của luật chuyển giao công nghệ:

A. Điều chỉnh các hoạt động chuyển giao công nghệ tại VN, từ nước ngoài vào VN và từ VN ra nước ngoài

B. Điều chỉnh các hoạt động chuyển giao công nghệ tại VN, từ nước ngoài vào VN và giữa VN với nước ngoài

C. Chỉ điều chỉnh các hoạt động chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật trên lãnh thổ VN

D. Điều chỉnh các hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các pháp nhân với các tổ chức của nhà nước tại VN và từ nước ngoài vào VN

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Kinh tế có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Kinh tế có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 35 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên