Câu hỏi: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, trường hợp chuyển giao công nghệ đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật nào?
A. Trình cấp trên có thẩm quyền xin ý kiến xử lý cụ thể
B. Áp dụng quy định của Luật Chuyển giao công nghệ
C. Áp dụng quy định của Luật Thương mại
D. Áp dụng quy định của luật khác đó
Câu 1: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với Luật Chuyển giao công nghệ thì áp dụng quy định nào?
A. Áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó
B. Áp dụng quy định của Luật Chuyển giao công nghệ
C. Áp dụng quy định của pháp luật quốc tế về chuyển giao công nghệ
D. Trình cấp trên có thẩm quyền xin ý kiến xử lý cụ thể
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 2: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam trong hoạt động chuyển giao công nghệ được giải quyết theo các quy định nào?
A. Giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan
B. Giải quyết theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan
C. Giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan
D. Giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng trọng tài thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 3: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được hiểu là gì?
A. Là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam
B. Là việc tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam
C. Là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân Việt Nam theo quy định của pháp luật quốc tế
D. Là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân Việt Nam theo quy định của hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 4: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, bên giao Công nghệ có cácnghĩa vụ cơ bản gì?
A. Bảo đảm chuyển giao hợp pháp công nghệ và không bị bên thứ ba hạn chế quyền; thực hiện đúng hợp đồng; đăng ký hợp đồng với cơ quan thuế và cơ quan quản lý thị trường; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng
B. Bảo đảm không bị bên thứ ba hạn chế quyền sử dụng Công nghệ; đăng ký hợp đồng với cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ quan quản lý thị trường; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng; gữi bí mật trong quá trình sử dụng Công nghệ
C. Bảo đảm chuyển giao hợp pháp công nghệ và không bị bên thứ ba hạn chế quyền; thực hiện đúng hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ do vi phạm hợp đồng; gữi bí mật trong đàm phán, ký kết hợp đồng
D. Bảo đảm thực hiện đúng hợp đồng chuyển giao công nghệ; đăng ký hợp đồng với cơ quan thuế; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ do vi phạm hợp đồng; giữ bí mật trong quá trình sử dụng Công nghệ
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chuyển giao công nghệ?
A. Bộ Công thương
B. Bộ Khoa học và Công nghệ
C. Bộ Công an
D. Ủy ban nhân dân các cấp
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 6: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, công nghệ nào được khuyến khích chuyển giao?
A. Công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu sau: Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao; Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới
B. Công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu sau: Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu; Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo
C. Công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu sau: Bảo vệ sức khỏe con người; Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; Sản xuất sạch, thân thiện môi trường; Phát triển ngành, nghề truyền thống
D. Tất cả các nội dung được nêu tại các phương án trả lời của câu hỏi này
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Kinh tế - Phần 12
- 0 Lượt thi
- 35 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận