Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hiến pháp - Phần 9

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hiến pháp - Phần 9

  • 30/08/2021
  • 20 Câu hỏi
  • 132 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hiến pháp - Phần 9. Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.2 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 1: Bối cảnh xây dựng Hiến pháp 1992 không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Việc áp dụng dập khuôn, máy móc mô hình CNXH ở Xô Viết vào Việt Nam không đạt được thành công như mong muốn.

B. Liên bang Xô Viết và các nước XHCN ở đông Âu sụp đổ.

C. Thành công trong đổi mới ở Trung Quốc dẫn đến chủ trương thực hiện đổi mới ở Việt Nam.

D. Liên bang Xô Viết và các nước XHCN ở đông Âu vừa mới được thành lập.

Câu 2: Hiến pháp ghi nhận quyền con người thế nào?

A. Hiến pháp chỉ ghi nhận các quyền cơ bản của con người.

B. Các văn bản khác được trao thêm các quyền cho mọi người, ngoài các quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp.

C. Các văn bản khác không được hạn chế bớt các quyền của con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp.

D. Cả a, b, c đúng.

Câu 3: Bối cảnh xây dựng Hiến pháp 2013 không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Nhu cầu nội luật hóa các cam kết quốc tế.

B. Thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới trên các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

C. Hai miền Nam, Bắc vừa thống nhất, cùng xây dựng CNXH.

D. Đường lối đổi mới về kinh tế trong Hiến pháp 1992 đã có những kết quả tốt.

Câu 4: Bối cảnh ban hành Hiến pháp 1980 không có đặc điểm nào?

A. Thừa nhận sự tồn tại của nhiều Đảng phái khác nhau.

B. Thực hiện cuộc cách mạng triệt để theo mô hình CNXH ở Xô Viết.

C. Cả nước cùng xây dựng CNXH.

D. Cả hai miền Nam, Bắc vừa được thống nhất.

Câu 5: Bối cảnh ban hành Hiến pháp 1980 có đặc điểm nào dưới đây?

A. Cả hai miền Nam, Bắc vừa được thống nhất.

B. Thực hiện cuộc cách mạng triệt để theo mô hình CNXH ở Xô Viết.

C. Cả nước cùng xây dựng CNXH.

D. Cả a, b, c đúng.

Câu 6: Bối cảnh ban hành Hiến pháp 1946 có những đặc điểm gì?

A. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới được thành lập.

B. Chính quyền cách mạng còn yếu, phải đương đầu với nhiều thế lực thù địch trong và ngoài nước.

C. Lực lượng cách mạng phải nhượng bộ để nhanh chóng ban hành được Hiến pháp.

D. Cả a, b, c đúng. 

Câu 7: Hiến pháp tư sản không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Về tính giai cấp, ưu tiên bảo vệ địa vị và quyền lợi của giai cấp tư sản.

B. Về nguồn gốc, xuất hiện sớm hơn so với Hiến pháp XHCN.

C. Về tính giai cấp, ưu tiên bảo vệ địa vị và quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

D. Về hình thức biểu hiện, có cả Hiến pháp thành văn và Hiến pháp bất thành văn.

Câu 8: Bối cảnh ban hành Hiến pháp 1946 không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có 1 Đảng cộng sản tồn tại duy nhất.

B. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới được thành lập.

C. Chính quyền cách mạng còn yếu, phải đương đầu với nhiều thế lực thù địch trong và ngoài nước.

D. Lực lượng cách mạng phải nhượng bộ để nhanh chóng ban hành được Hiến pháp.

Câu 9: Bản chất xã hội của Hiến pháp được thể hiện như thế nào?

A. Hiến pháp bảo vệ địa vị cho giai cấp thống trị trong xã hội.

B. Hiến pháp thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội.

C. Hiến pháp bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội.

D. Hiến pháp thể hiện ý chí của đa số mọi người trong xã hội.

Câu 10: Cuộc cách mạng tư sản có đặc điểm gì?

A. Chống lại vua, chúa phong kiến.

B. Sử dụng học thuyết phân quyền để tiến hành cách mạng.

C. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.

D. Cả a, b, c đúng.

Câu 11: Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc cách mạng tư sản, Hiến pháp ra đời nhằm mục đích gì?

A. Ghi nhận các quyền công dân.

B. Ghi nhận thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản.

C. Ghi nhận việc tổ chức một nhà nước kiểu mới không có vua.

D. Cả a, b, c đúng.

Câu 12: Chọn phương án đúng trong các phương án sau:

A. Theo hiến pháp 1980, thành viên Chính phủ do Quốc hội bầu.

B. Theo Hiến pháp 1980, thành viên Chính phủ do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch nước.

C. Theo Hiến pháp 1980, thành viên Chính phủ do Quốc hội bổ nhiệm.

Câu 13: Chọn phương án đúng nhất:

A. Hội đồng nhân dân có quyền đình chỉ vệc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

B. Hội đồng nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của UBND cùng cấp.

C. Hội đồng nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ VB trái pháp luật của UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Câu 14: Phương án đúng nhất trong các phương án sau:

A. Theo pháp luật hiện hành, Viện kiểm sát nhân dân địa phương kiểm sát việc tuân theo pháp luật một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

B. Theo pháp luật hiện hành, Viện kiểm sát nhân dân địa phương không có quyền kiểm sát hoạt động của UBND cùng cấp.

C. Theo pháp luật hiện hành, Viện kiểm sát nhân dân địa phương kiểm sát việc tuân theo PL các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp.

Câu 15: Phương án đúng trong các phương án dưới đây:

A. Theo pháp luật hiện hành, hội thẩm nhân dân của tòa án huyện do Hội đồng nhân dân huyện bầu ra

B. Theo Pháp luật hiện hành, Hội thẩm nhân dân của tòa án huyện do chánh án tòa án nhân dân huyện bổ nhiệm.

C. Theo Pháp luật hiện hành, Hội thẩm nhân dân của tòa án huyện do Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn.

Câu 16: Chọn phương án đúng nhất:

A. Theo Hiến pháp 2013, Chánh án Tòa án tối cao chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

B. Theo HP 2013, Chánh án tòa án tối cao chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

C. Theo Hiến pháp 2013, chánh án tòa án tối cao chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Theo Hiến pháp 1992, thành viên Chính phủ do Quốc hội bầu.

B. Theo hiến pháp 1992, thành viên Chính phủ do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch nước.

C. Theo hiến pháp 1992, thành viên Chính phủ do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Câu 18: Chọn phương án đúng nhất trong các phương án dưới đây:

A. Theo Hiến pháp 1992, 2013 thì Chủ tịch nước chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

B. Theo Hiến pháp 1946, 1959 thì Chủ tịch nước chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

C. Theo Hiến pháp 1946, 1980 thì Chủ tịch nước chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

Câu 19: Chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây:

A. Nguyên tắc thẩm phán bổ nhiệm được quy định trong tất cả các bản Hiến pháp Việt Nam.

B. Nguyên tắc thẩm phán bổ nhiệm được quy định từ bản Hiến pháp 1992 đến nay.

C. Nguyên tắc thẩm phản bổ nhiệm được quy định trong các bản Hiến pháp 1946,1992, 2013.

Câu 20: Chọn phương án nào sau đây là đúng nhất:

A. Theo Hiến Pháp 2013, Quốc hội là cơ quan có quyền lập pháp, lập hiến

B. Theo Hiến Pháp 2013, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến

C. Theo Hiến Pháp 2013, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hiến pháp có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hiến pháp có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 20 Câu hỏi
  • Sinh viên