Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hiến pháp - Phần 13

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hiến pháp - Phần 13

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 98 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hiến pháp - Phần 13. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 1: Hiến pháp là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì:

A. Có đối tượng điều chỉnh riêng

B. Có phương pháp điều chỉnh riêng

C. Có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp đièu chỉnh riêng

D. Hiến pháp chi phối các ngành luật khác.

Câu 2: Trong các chủ thể sau thì chủ thể nào là chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luật Hiến pháp?

A. Nhân dân

B. Đại biểu Quốc hội

C. Chủ tịch nước

D. Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 3: Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là:

A. Tất cả các quan hệ xã hội

B. Các quan hệ xã hội liên quan đến Nhà nước

C. Các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất liên quan đến việc tổ chức quyền lực nhà nước.

D. Các quan hệ xã hội có một bên trong quan hệ là cơ quan nhà nước.

Câu 4: Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là:

A. Bình đẳng thỏa thuận

B. Mệnh lệnh hành chính

C. Định nghĩa bắt buộc quyền uy

D. Tất cả các phương pháp trên.

Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Tất cả các quy phạm pháp luật luật Hiến pháp đều được chứa đựng trong đạo luật Hiến pháp

B. Tất cả các quy phạm pháp luật luật Hiến pháp không có phần chế tài

C. Quy phạm pháp luật luật Hiến pháp được chứa đựng trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau

D. Mọi quy phạm pháp luật luật Hiến pháp đều có đầy đủ các thành phần giả định, quy định và chế tài.

Câu 6: Văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất do Quốc hội ban hành là:

A. Đạo luật Hiến pháp

B. Ngành luật Hiến pháp

C. Khoa học luật Hiến pháp

D. Môn học luật Hiến pháp

Câu 9: Nhận định nào dưới đây đúng?

A. Hiến pháp-đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất có nguồn gốc từ các quy định của các hoàng đế La mã cổ đại.

B. Chỉ ở những quốc gia nào cách mạng tư sản thành công thì Hiến pháp mới được ban hành.

C. Hiến pháp chỉ được ban hành ở những quốc gia có cách mạng tư sản không thành công.

D. Hiến pháp -đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất ra đời trong các cuộc cách mạng tư sản.

Câu 10: Căn cứ vào hình thức thì Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp:

A. Cương tính

B. Thành văn

C. Nhu tính

D. Bất thành văn

Câu 11: Căn cứ vào nội dung thì Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp:

A. Hiện đại

B. Thành văn

C. Nhu tính

D. Cổ điển

Câu 12: Căn cứ vào thủ tục ban hành thì Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp:

A. Xã hội chủ nghĩa

B. Thành văn

C. Cương tính

D. Nhu tính

Câu 13: Căn cứ vào bản chất của Hiến pháp thì Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp:

A. Xã hội chủ nghĩa

B. Thành văn

C. Cương tính

D. Tư sản

Câu 14: Bản Hiến pháp hiện hành của nước ta là Hiến pháp năm:

A. 1980

B. 1992

C. 2001

D. 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001

Câu 15: Hiến pháp do chủ thể nào công bố?

A. Quốc hội

B. Ủy ban thường vụ Quốc hội

C. Chủ tịch nước

D. Chính phủ

Câu 17: Điều luật nào trong Hiến pháp 1992 thể hiện tư tưởng: “Bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân”.

A. Điều 1 Hiến pháp 1992 (2001)

B. Điều 2 Hiến pháp 1992 (2001)

C. Điều 3 Hiến pháp 1992 (2001)

D. Điều 4 Hiến pháp 1992 (2001)

Câu 18: Điều luật nào trong Hiến pháp 1992 thể hiện tư tưởng: “Việc tổ chức quyền lực nhà nước luôn luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản”.

A. Điều 1 Hiến pháp 1992 (2001)

B. Điều 2 Hiến pháp 1992 (2001)

C. Điều 3 Hiến pháp 1992 (2001)

D. Điều 4 Hiến pháp 1992 (2001)

Câu 19: Chính thể của nước ta hiện nay là:

A. Quân chủ đại nghị

B. Cộng hòa tổng thống

C. Cộng hòa đại nghị

D. Cộng hòa quý tộc

Câu 20: Hình thức cấu trúc của nước ta là:

A. Liên bang

B. Liên minh

C. Liên hiệp

D. Đơn nhất

Câu 21: Hãy cho biết nhận định nào sau đây sai?

A. Đảng lãnh đạo bằng cách đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách.

B. Đảng lãnh đạo bằng cách ban hành pháp luật.

C. Đảng lãnh đạo bằng sự gương mẫu của các Đảng viên.

D. Đảng lãnh đạo bằng phương pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục không cưỡng chế.

Câu 22: Tổ chức nào sau đây giữ vai trò đoàn kết dân tộc?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam

B. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam

D. Liên đoàn lao động Việt Nam

Câu 23: Hình thức sở hữu nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?

A. Sở hữu nhà nước

B. Sở hữu tập thể

C. Sở hữu tư nhân

D. Không có hình thức sở hữu nào giữ vai trò chủ đạo

Câu 24: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đất đai ở Việt Nam thuộc hình thức sở hữu nào?

A. Sở hữu nhà nước

B. Sở hữu tập thể

C. Sở hữu tư nhân

D. Cả ba hình thức sở hữu trên

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hiến pháp có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hiến pháp có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên