Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế phát triển - Phần 7

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế phát triển - Phần 7

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 155 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế phát triển - Phần 7. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Kinh tế thương mại. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.7 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

8 Lần thi

Câu 1: Nhân tố nào sau đây tác động đến cầu vốn đầu tư của nền kinh tế?

A. Lãi suất tiền vay. 

B. Thuế của doanh nghiệp.

C. Môi trường đầu tư.

D. Lãi suất tiền vay, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, môi trường đầu tư.

Câu 2: Để kiểm soát lạm phát, Nhà nước có thể thắt chặt và đóng khung tín dụng bằng cách nào sau đây?

A. Tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn, giới hạn một số loại cho vay cho bất động sản, cho vay tiêu dùng.

B. Tăng thuế thu nhập.

C. Khuyến khích tiết kiệm.

D. Kích thích cạnh tranh sản xuất.

Câu 3: Thị trường lao động ở khu vực thành thị chính thức có đặc điểm nào sau đây?

A. Luôn tồn tại tình trạng thất nghiệp hữu hình. 

B. Không có biểu hiện thất nghiệp.

C. Có giá cả lao động cao nhất trong các thị trường.

D. Có giá cả lao động cao nhất trong các thị trường và luôn tồn tại tình trạng thất nghiệp hữu hình.

Câu 4: Chất lượng lao động phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

A. Trình độ học vấn, kỹ năng lao động. 

B. Sức khỏe của người lao động.

C. Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động.

D. Trình độ học vấn, kỹ năng lao động, sức khỏe của người lao động.

Câu 5: Khu vực thành thị không chính thức bao gồm những thành phần kinh tế nào?

A. Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

B. Doanh nghiệp lớn trong những ngành then chốt.

C. Các hoạt động kinh tế của cá nhân và hộ gia đình ở thành thị.

D. Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hoạt động kinh tế của cá nhân và hộ gia đình ở thành thị.

Câu 6: Lao động ở các nước đang phát triển mang đặc điểm nào sau đây?

A. Phần lớn lao động chưa qua đào tạo.

B. Thể lực, sức khỏe yếu.

C. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.

D. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn; phần lớn lao động chưa qua đào tạo; có thể lực, sức khỏe kém.

Câu 7: Khu vực thành thị chính thức bao gồm những thành phần kinh tế nào?

A. Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

B. Doanh nghiệp lớn trong những ngành then chốt.

C. Các hoạt động kinh tế của cá nhân và hộ gia đình ở thành thị.

D. Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hoạt động kinh tế của cá nhân và hộ gia đình ở thành thị.

Câu 8: Loại thất nghiệp nào sau đây được hiểu là nhìn bề ngoài có việc nhưng làm việc ít, khối lượng công việc giải quyết không đáng kể?

A. Thất nghiệp hữu hình. 

B. Thất nghiệp dài hạn.

C. Thất nghiệp trá hình.

D. Thất nghiệp chu kỳ.

Câu 9: Lao động ở khu vực thành thị chính thức có đặc điểm nào sau đây?

A. Học vấn và tay nghề cao.

B. Mang tính thời vụ.

C. Phần lớn lao động được sử dụng trong phạm vi gia đình.

D. Học vấn mang tính tay nghề cao và mang tính thời vụ.

Câu 10: Số lượng lao động phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?

A. Dân số.

B. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động.

C. Trình độ học vấn.

D. Dân số, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động.

Câu 12: Theo anh (chị) phương hướng xây dựng cơ cấu vùng kinh tế là?

A. Tập trung đầu tư cho vùng kinh tế trọng điểm

B. Đầu tư cho vùng xa, vùng sâu

C. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư cho vùng kinh tế trọng điểm

D. Tập trung đầu tư cho vùng kinh tế trọng điểm, đầu tư cho vùng sâu vùng xa.

Câu 13: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển là?

A. Tỷ trọng của khu vực I phải giảm xuống, tỷ trọng khu vực II và III phải tăng lên.

B. Tỷ trọng khu vực II giảm xuống, tỷ trọng khu vực I và III phải tăng lên

C. Tỷ trọng khu vực III giảm xuống, tỷ trọng khu vực I và II phải tăng lên

D. Tỷ trọng khu vực I và II giảm xuống, tỷ trọng khu vực III phải tăng lên.

Câu 14: Cơ cấu kinh tế xét về phương diện kinh tế - kỹ thuật được gọi là?

A. Cơ cấu ngành kinh tế

B. Cơ cấu thành phần kinh tế

C. Cơ cấu vùng kinh tế

D. Cơ cấu lĩnh vực kinh tế

Câu 15: Khu vực I của cơ cấu ngành kinh tế bao gồm?

A. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp

B. Nông nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng

C. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai khoáng

D. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ

Câu 16: Cơ cấu kinh tế được xét về phương diện kinh tế - xã hội được gọi là?

A. Cơ cấu vùng kinh tế

B. Cơ cấu thành phần kinh tế

C. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế

D. Cơ cấu lĩnh vực kinh tế

Câu 17: Cơ cấu kinh tế mang tích chất nào sau đây?

A. Tính khách quan

B. Tính chủ quan, tính lịch sử

C. Tính lịch sử

D. Tính khách quan, tính lịch sử

Câu 18: Cơ cấu của nền kinh tế xét về phương diện không gian và lãnh thổ được gọi là gì?

A. Cơ cấu ngành kinh tế

B. Cơ cấu vùng kinh tế

C. Cơ cấu lĩnh vực kinh tế

D. Cơ cấu thành phần kinh tế

Câu 19: Cơ cấu kinh tế bị ảnh hưởng  bởi một trong những nhân tố nào đưới đây

A. Điều kiện tự nhiên

B. Ngân sách chi tiêu của Nhà nước

C. Nguồn thu thuế của Nhà nước

D. Chính sách đối ngoại của Nhà nước

Câu 20: Muốn nền kinh tế phát triển nhanh các nước đang phát triển phải xây dựng cơ cấu thành phần kinh tế theo xu hướng nào?

A. Giảm tỷ trọng hoạt động của kinh tế Nhà nước. 

B. Tăng tỷ trọng kinh tế tư nhân

C. Giảm tỷ trọng nhưng nâng cao hoạt động hiểu quả của kinh tế tư nhân, tăng tỷ trọng hoạt động của kinh tế Nhà nước

D. Giảm tỷ trọng hoạt động của kinh tế Nhà nước nhưng đảm bảo hoạt động có hiệu quả, tăng tỷ trọng hoạt động của kinh tế tư nhân

Câu 21: Anh (chị ) cho biết hạn chế của chiến lược thay thế hàng nhập khẩu là?

A. Giảm khả năng sản xuất trong nước

B. Tăng nợ nước ngoài

C. Làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước

D. Làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, làm tăng nợ nước ngoài.

Câu 22: Theo anh (chị), chiến lược bảo hộ thuế quan thực tế của Việt Nam về ngành hàng ô tô được hiểu như thế nào?

A. Đánh thuế cao vào ô tô nhập khẩu và đánh thuế thấp vào nguyên liệu sản xuất ô tô nhập khẩu.

B. Đánh thuế cao vào ô tô nhập khẩu và đánh thuế cao vào nguyên liệu sản xuất ô tô nhập khẩu.

C. Đánh thuế thấp vào ô tô nhập khẩu và đánh thuế cao vào nguyên liệu sản xuất ô tô nhập khẩu.

D. Đánh thuế thấp vào ô tô nhập khẩu và đánh thuế thấp vào nguyên liệu.

Câu 23: Theo anh (chị) khi chính phủ Việt Nam đánh thuế cao vào mặt hàng ô tô nhập khẩu thì đó là hình thức bảo hộ nào sau đây?

A. Bảo hộ thuế quan danh nghĩa

B. Bảo hộ thuế quan thực tế

C. Thuế đánh vào hàng nhập khẩu

D. Bảo hộ hạn ngạch

Câu 24: Nội dung chiến lược hướng ngoại của các nước ASEAN-4 (Thái Lan, Inddooneexxia, Malaixia, Philippines) là?

A. Tận dụng lợi thế so sánh sản xuất những mặt hàng xuất khẩu

B. Khuyến khích sản xuất các sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu trong nước

C. Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên để tích lũy ban đầu.

D. Tận dụng lợi thế so sánh sản xuất những mặt hàng xuất khẩu, khuyến khích sản xuất các sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu trong nước, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên để tích lũy ban đầu.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế phát triển có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế phát triển có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 8 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên