Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học - Phần 11

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học - Phần 11

  • 30/08/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 157 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học - Phần 11. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

60 Phút

Tham gia thi

4 Lần thi

Câu 2: Nguồn truyền nhiễm của các bệnh lây qua đường máu (viêm gan B, C, nhiễm HIV) là:

A. Máu chứa tác nhân gây bệnh

B. Bơm kim tiêm nhiễm vi sinh vật gây bệnh 

C. Động vật mắc bệnh 

D. Người mang trùng

Câu 4: Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng chống dịch sốt xuất huyết dengue là:

A. Phát hiện sớm người mắc bệnh để cách ly, điều trị 

B. Diệt muỗi truyền bệnh 

C. Loại bỏ các ổ bọ gậy muỗi 

D. Diệt động vật mắc bệnh

Câu 5: Biện pháp dự phòng cấp 1 để phòng chống bệnh sốt xuất huyết dengue là:

A. Điều trị triệt để cho người bệnh

B. Khai báo trường hợp bệnh đầu tiên 

C. Diệt muỗi và loại trừ các ổ bọ gậy 

D. Tiêm chủng 

Câu 6: Biện pháp dự phòng cấp 1 để phòng chống các bệnh lây qua đường máu là:

A. Điều trị triệt để người mắc bệnh 

B. Tiệt khuẩn dụng cụ tiêm truyền và diệt côn trùng hút máu tương ứng 

C. Tiêm vắc xin 

D. Uống thuốc phòng 

Câu 7: Biện pháp chủ yếu để phòng bệnh sốt xuất huyết dengue khi chưa có dịch là:

A. Theo dõi các trường hợp sốt 

B. Tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng cách phòng bệnh. 

C. Diệt muỗi và loại trừ ổ bọ gậy muỗi 

D. Ngủ phải nằm màn

Câu 8: Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng bệnh lây từ người sang người qua đường máu là:

A. Diệt động vật mắc bệnh 

B. Diệt côn trùng tiết túc hút máu tương ứng 

C. Phát hiện sớm người mắc bệnh, cách ly và điều trị triệt để. 

D. Diệt khuẩn các dụng cụ tiêm truyền 

Câu 9: Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng bệnh lây từ người sang người qua đường máu là:

A. Diệt động vật mắc bệnh 

B. Diệt côn trùng tiết túc hút máu tương ứng 

C. Phát hiện sớm người mắc bệnh, cách ly và điều trị triệt để. 

D. Diệt khuẩn các dụng cụ tiêm truyền 

Câu 10: Biện pháp tác động vào khối cảm thụ để phòng chống bệnh dengue xuất huyết là:

A. Phát hiện sớm các trường hợp bệnh 

B. Giám sát huyết thanh học những trường hợp nghi ngờ 

C. Uống thuốc dự phòng 

D. Tuyên truyền giáo dục cộng đồng cách phòng bệnh. 

Câu 16: Bệnh lây qua đường da, niêm mạc do súc vật truyền sang người là:

A. Bệnh dịch hạch

B. Bệnh dại 

C. Uốn ván 

D. Thủy đậu 

Câu 17: Bệnh lây qua da, niêm mạc có nguồn truyền nhiễm từ vật vô sinh là:

A. Ghẻ 

B. Đau mắt hột 

C. Uốn ván

D. Leptospirosis

Câu 18: Ở nước ta, nguồn bệnh dại chủ yếu là:

A. Chó nhà  

B. Mèo 

C. Bò

D. Lợn

Câu 20: Người mắc bệnh dại là do tiếp xúc với:

A. Nước tiểu của súc vật  

B. Phân của súc vật  

C. Vật dụng bị nhiễm nước bọt của súc vật 

D. Nước bọt  của súc vật bị dại qua vết cắn, cào 

Câu 21: Chỉ định tiêm đồng thời cả văc xin và huyết thanh kháng dại ngay sau khi bị chó cắn trong trường hợp:

A. Vết cắn nhẹ ở cẳng chân 

B. Vết cắn nhẹ ở mặt và tại thời điểm cắn con vật khỏe mạnh.

C. Vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương và con vật đã bị giết. 

D. Vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con vật

Câu 23: Đối tượng nào sau đây được chỉ định tiêm vaccin phòng dại sau khi bị súc vật dại cắn:

A. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú 

B. Mọi người bị súc vật dại cắn 

C. Thanh thiếu niên 

D. Người già 

Câu 26: Biện pháp phòng chống bệnh lây qua da, niêm mạc do súc vật truyền sang người không đúng là:

A. Tiêm phòng cho súc vật

B. Giết mổ thịt các động vật ốm 

C. Trang bị quần áo bảo hộ, tránh xây xát da cho người tiếp xúc nghề nghiệp với súc vật 

D. Phát hiện sớm người mắc bệnh để điều trị 

Câu 27: Những người có thể mắc bệnh lây qua đường da, niêm mạc do súc vật truyền là:

A. Người chăn nuôi gia súc

B. Nông dân 

C. Nhân viên thú y  

D. Tất cả mọi người 

Câu 28: Biện pháp tác động vào nguồn lây để phòng bệnh lây qua da, niêm mạc do súc vật truyền sang người là:

A. Diệt súc vật mắc bệnh hoặc cách ly, điều trị 

B. Hạn chế tiếp xúc với súc vật ốm 

C. Xử lý nguồn nước ô nhiễm chất thải súc vật 

D. Vệ sinh chuồng trại

Câu 29: Thời gian ủ bệnh của bệnh dại ở người ngắn hay dài phụ thuộc vào:

A. Tình trạng sức khỏe của người bị cắn 

B. Tình trạng nặng nhẹ và vị trí vết thương 

C. Loại súc vật cắn 

D. Điều trị kháng sinh 

Câu 30: Biện pháp dự phòng cấp 2 đối với các bệnh lây qua da, niêm mạc do súc vật truyền sang người là:

A. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với động vật ốm 

B. Phát hiện sớm người mắc bệnh để điều trị  

C. Diệt động vật mắc bệnh 

D. Xử lý nguồn nước ô nhiễm chất thải động vật

Câu 31: Vi rut dại qua vết cắn vào cơ thể người sẽ: 

A. Theo dây thần kinh đến hệ thần kinh  

B. Phát triển tại vết thương sau đó theo dây thần kinh đến tuyến nước bọt 

C. Theo máu vào cơ thể gây nhiễm độc 

D. Theo dây thần kinh hướng tâm đến hệ thần kinh trung ương  

Câu 33: Biện pháp phòng chống bệnh dại là:

A. Tiêm vắc xin phòng dại  

B. Cách ly người bị súc vật nghi dại cắn 

C. Tiêm vắc xin phòng dại cho người bị súc vật nghi dại cắn

D. Diệt động vật gậm nhấm mang mầm bệnh 

Câu 34: Biện pháp tác động vào nguồn lây để phòng chống bệnh dại là:

A. Tiêm huyết thanh kháng dại cho súc vật 

B. Dùng kháng sinh cho người bị chó cắn 

C. Diệt súc vật bị dại 

D. Nhốt súc vật bị dại vào chuồng riêng 

Câu 35: Biện pháp để phòng bệnh lây qua da, niêm mạc do súc vật truyền sang người không phù hợp là:

A. Xử lý nguồn nước ô nhiễm chất thải động vật 

B. Khử trùng tẩy uế các chất thải của người và động vật ốm. 

C. Phát hiện sớm người mắc bệnh, cách ly, điều trị.

D. Diệt côn trùng tiết túc truyền bệnh 

Câu 36: Xử trí trường hợp bị chó cắn, vết cắn ở mặt và tại thời điểm cắn con chó khỏe mạnh là:

A. Tiêm vắc xin trừ dại 

B. Tiêm huyết thanh kháng dại 

C. Tiêm đồng thời cả vắc xin và huyết thanh kháng dại 

D. Theo dõi con chó 

Câu 37: Đối tượng nào sau đây có thể mắc bệnh dại:

A. Nhân viên thú y 

B. Chăn nuôi gia súc chuyên nghiệp 

C. Người ăn thịt súc vật ốm 

D. Tất cả mọi người

Câu 38: Để phòng bệnh lây qua da, niêm mạc do súc vật truyền sang người, biện pháp nào sau đây là không đúng:

A. Tiêm phòng cho súc vật 

B. Phát hiện sớm động vật mắc bệnh, cách ly, điều trị 

C. Dùng kháng sinh dự phòng cho người tiếp xúc nghề nghiệp với súc vật 

D. Phát hiện sớm người mắc bệnh và điều trị

Câu 39: Trường hợp bị chó cắn, vết cắn nhẹ xa thần kinh trung ương và chó đã mất tích, sau khi điều trị tại chỗ vết thương cần phải:

A. Tiêm ngay vắc xin trừ dại  

B. Tiêm ngay huyết thanh kháng dại 

C. Tiêm đồng thời cả vắc xin và huyết thanh kháng dại 

D. Cách ly người bị chó cắn và cho kháng sinh dự phòng 

Câu 40: Cách xử trí trường hợp bị chó cắn, vết cắn nhẹ ở cổ chân và tại thời điểm cắn con vật bình thường là:

A. Tiêm vắc xin trừ dại 

B. Tiêm huyết thanh kháng dại 

C. Tiêm đồng thời cả vắc xin và huyết thanh kháng dại 

D. Không tiêm phòng nếu theo dõi trong vòng 10 ngày chó vẫn bình thường.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 4 Lượt thi
  • 60 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Sinh viên