Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ chế tạo máy - Phần 14. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
45 Phút
Tham gia thi
4 Lần thi
Câu 1: Nghịch đảo của độ cứng vững, ta ký hiệu là:
A. Độ mềm dẻo của hệ thống công nghệ.
B. Độ biến dạng của hệ thống.
C. Độ không cứng vững.
D. Độ chuyển vị của chi tiết dạng côngxôn.
Câu 2: Chọn câu sai: độ chính xác gia công gồm các yếu tố sau:
A. Độ chính xác lắp ráp.
B. Độ chính xác kích thước bản thân mặt gia công.
C. Độ chính xác về vị trí tương quan.
D. Độ chính xác về hình dáng.
Câu 3: Ảnh hưởng của độ cứng của hệ thống công nghệ đến độ chính xác gia công thể hiện qua:
A. Sai số do chuyển vị của hai mũi tâm gây ra.
B. Sai số gây ra do biến dạng của chi tiết gia công.
C. Sai số do biến dạng của dao cắt và ụ gá dao.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Sai số của dao cắt được đặc trưng bởi:
A. Dao cắt không đủ chất lượng yêu cầu để gia công.
B. Độ chính xác, độ mài mòn và sai số điều chỉnh.
C. Phương pháp mài dao không đúng góc độ yêu cầu.
D. Cả a và c đều đúng.
Câu 5: Biến dạng nhiệt của chi tiết gia công gây ra:
A. Sai số kích thước.
B. Sai số hình dáng.
C. Sai số hệ thống cố định.
D. Cả a và b đều đúng.
Câu 6: Lượng tăng chiều sâu cắt t làm cho lực cắt tăng và gây ra chuyển vị đàn hồi được xem như là sự ảnh hưởng nào sau đây:
A. ảnh hưởng do biến dạng nhiệt
B. ảnh hưởng do sai số của máy.
C. ảnh hưởng do sai số của đồ gá.
D. ảnh hưởng do sai số hình dáng của phôi.
Câu 7: Sai số xuất hiện trong quá trình gia công có trị số thay đổi theo qui luật nhất định là:
A. Sai số ngẫu nhiên
B. Sai số hệ thống thay đổi.
C. Sai số hệ thống cố định.
D. a, b, c đều đúng.
Câu 8: Nhược điểm của phương pháp tự động đạt kích thước trên máy công cụ:
A. Năng suất thấp.
B. Phí tổn về việc thiết kế lớn.
C. Tăng phế phẩm.
D. Cả b và c đều đúng.
Câu 9: Ưu điểm của phương pháp tự động đạt kích thước trên máy công cụ:
A. Loại trừ ảnh hưởng của mòn dao đến độ chính xác gia công.
B. Đồ gá đơn giản.
C. Giảm phế phẩm.
D. Cả b và c đúng.
Câu 10: Ưu điểm của phương pháp cắt thử từng kích thước riêng biệt:
A. Đồ gá đơn giản.
B. Giảm phế phẩm.
C. Trình độ tay nghề người thợ không cần cao.
D. Năng suất cao.
Câu 11: Chất lượng chi tiết gia công được đánh giá dựa vào các yếu tố:
A. Độ chính xác gia công
B. Chất lượng bề mặt chi tiết
C. Cả a và b đúng.
D. Cả a và b sai.
Câu 12: Sai số do chế tạo dụng cụ cắt không chính xác sẽ sinh ra sai số nào trong quá trình gia công:
A. Sai số hệ thống cố định.
B. Sai số hệ thống thay đổi.
C. Sai số ngẫu nhiên.
D. Cả a, b và c đúng.
Câu 13: Sai số do chế tạo máy không chính xác sẽ sinh ra sai số nào trong quá trình gia công:
A. Sai số hệ thống cố định.
B. Sai số hệ thống thay đổi.
C. Sai số ngẫu nhiên.
D. Cả a, b và c đúng.
Câu 14: Sai số do biến dạng vì nhiệt ở máy sẽ sinh ra sai số nào trong suốt quá trình gia công:
A. Sai số ngẫu nhiên.
B. Sai số hệ thống thay đổi.
C. Sai số hệ thống cố định
D. Cả a, b và c đúng.
Câu 15: Biến dạng nhiệt ở máy gây ra:
A. Sai số kích thước
B. Sai số hình dáng.
C. Sai số hệ thống cố định.
D. Cả a và b đúng.
Câu 16: Sai số do dụng cụ đo chế tạo không chính xác sẽ sinh ra sai số nào trong suốt quá trình gia công:
A. Sai số hệ thống cố định
B. Sai số hệ thống thay đổi.
C. Sai số ngẫu nhiên.
D. Cả a, b và c đúng
Câu 17: Sai số do phương pháp đo không chính xác sẽ sinh ra sai số nào trong suốt quá trình gia công:
A. Sai số hệ thống cố định.
B. Sai số hệ thống thay đổi.
C. Sai số ngẫu nhiên.
D. Cả a, b và c đúng.
Câu 18: Khi gia công chi tiết để tránh sinh ra sai số do phương pháp đo ta cần phải:
A. Chú ý đến động tác, áp lực đo.
B. Điều chỉnh đồ gá.
C. Điều chỉnh kích thước đo.
D. Kiểm tra dụng cụ đo trước khi đo.
Câu 19: Sai số hình dáng của trục sau khi tiện do ảnh hưởng của độ cứng vững của 2 mũi tâm sẽ có hình dáng:
A. Bị lõm ở giữa và loe 2 đầu.
B. Hình tang trống.
C. Hình hypepolid
D. Cả a, b, c đúng.
Câu 20: Sai số hình dáng của trục sau khi tiện do ảnh hưởng của độ cứng vững của chi tiết gia công sẽ có hình dáng:
A. Bị lõm ở giữa và loe 2 đầu.
B. Hình tang trống.
C. Hình hypepolid
D. Cả a, b, c đúng.
Câu 21: Sai số hình dáng của trục sau khi tiện do ảnh hưởng của độ cứng vững của cả 2 mũi tâm và chi tiết gia công sẽ có hình dáng:
A. Bị lõm ở giữa và loe 2 đầu.
B. Hình tang trống.
C. Hình hypepolid
D. Cả a, b, c đúng.
Câu 22: Để nâng cao độ cứng vững của hệ thống công nghệ, ta dùng biện pháp:
A. Giảm bớt số khâu trong hệ thống công nghệ để giảm bớt độ mềm dẻo của hệ thống.
B. Nâng cao chất lượng lắp ráp, loại trừ khe hở của mối lắp ghép.
C. Không dùng dao quá mòn.
D. Cả a, b và c đúng.
Câu 23: Ảnh hưởng do biến dạng đàn hồi của hệ thống công nghệ đến độ chính xác gia công thể hiện qua:
A. Ảnh hưởng của độ cứng vững hệ thống công nghệ.
B. Ảnh hưởng do dao cùn.
C. Ảnh hưởng do sai số của phôi.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 24: Trong sản xuất, người ta thường sử dụng nhiều nhất phương pháp nào để xác định độ chính xác gia công?
A. Phương pháp thống kê thực nghiệm.
B. Phương pháp thống kê xác suất.
C. Phương pháp tính toán phân tích.
D. Cả ba phương pháp trên.
Câu 25: Quá trình rung động được đặc trưng bởi:
A. Tần số thấp, biên độ lớn sinh ra độ sóng bề mặt.
B. Tần số cao, biên độ nhỏ sinh ra độ nhám bề mặt.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a và b đều sai.
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ chế tạo máy có đáp án Xem thêm...
- 4 Lượt thi
- 45 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận