Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 20

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 20

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 189 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 20. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Lắp và tháo tiếp đất phải thực hiện như thế nào?

A. Lắp và tháo tiếp đất do hai người thực hiện, trong đó một người phải có bậc an toàn điện từ bậc 4 trở lên, người còn lại từ bậc 3 an toàn trở lên

B. Khi lắp tiếp đất phải đấu một đầu dây tiếp đất với đất trước, sau đó dùng sào cách điện (hoặc đeo găng tay cách điện đối với thiết bị điện hạ áp) để lắp đầu còn lại vào dây dẫn. Tháo tiếp đất làm ngược lại

C. Đầu dây đấu xuống đất phải bắt bằng bu-lông, cấm vặn xoắn. Nếu đấu vào tiếp đất của cột hoặc hệ thống nối đất chung thì phải cạo sạch rỉ chỗ đấu nối đất. Trường hợp nối đất cột bị hỏng, khó bắt bu-lông phải đóng cọc sắt (hoặc đồng) sâu 1,0m để làm tiếp đất

D. Cả a, b và c

Câu 2: Theo quy trình an toàn điện dây tiếp đất di động được quy định như thế nào là đúng?

A. Là dây chuyên dùng, bằng đồng hoặc hợp kim trần (hoặc bọc nhựa trong), mềm, nhiều sợi

B. Tiết diện phải chịu được tác dụng điện động và nhiệt học nhưng không nhỏ hơn 16mm2

C. Cả a và b

D. Cả a, b và c đều sai

Câu 4: Chuẩn bị nơi làm việc để đảm bảo an toàn khi tiến hành công việc thì phương pháp làm rào chắn như thế nào là đúng:

A. Rào chắn tạm thời để ngăn cách phần thiết bị có điện với nơi làm việc phải làm bằng vật liệu khô và chắc chắn, như tre, gỗ, nhựa, tấm vật liệu cách điện... Khoảng cách từ rào chắn tạm thời đến phần có điện phụ thuộc vào từng cấp điện áp       

B. Trường hợp đặc biệt, ở thiết bị điện cấp điện áp đến 15kV, rào chắn tạm thời bằng vật liệu cách điện được chạm vào phần có điện. Rào chắn như vậy phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng và thử nghiệm dụng cụ an toàn dùng ở thiết bị điện. Khi làm rào chắn loại này phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách điện và thực hiện dưới sự giám sát của người có bậc 5 an toàn điện

C. Rào chắn tạm thời phải đặt sao cho khi có nguy hiểm người làm việc dễ dàng thoát ra khỏi vùng nguy hiểm

D. Cả a, b và c đều đúng

Câu 5: Trong trường hợp làm rào chắn ở thiết bị điện cấp điện áp đến 15kV, rào chắn tạm thời bằng vật liệu cách điện được chạm vào phần có điện thì phải theo những điều kiện nào sau đây là đúng:

A. Rào chắn phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng và thử nghiệm dụng cụ an toàn dùng ở thiết bị điện.

B. Khi làm rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách điện

C. Thực hiện làm rào chắn dưới sự giám sát của người có bậc 5 an toàn điện

D. Cả a, b và c

Câu 6: Trong trường hợp làm rào chắn tạm thời bằng vật liệu cách điện được chạm vào phần có điện thì phải theo những điều kiện nào sau đây là đúng:

A. Việc làm rào chắn ở thiết bị điện có cấp điện áp ≤ 15kV

B. Rào chắn phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng và thử nghiệm dụng cụ an toàn dùng ở thiết bị điện.

C. Khi làm rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện và đứng trên tấm thảm cách điện; và thực hiện dưới sự giám sát của người có bậc 5 an toàn điện

D. Cả a và b

Câu 8: Chuẩn bị nơi làm việc để đảm bảo an toàn khi tiến hành công việc thì phương pháp treo biển báo, tín hiệu như thế nào là đúng: 

A. Ở bộ phận truyền động của máy cắt, dao cách ly mà từ đó đóng điện đến nơi làm việc, người thực hiện thao tác cắt điện phải treo biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” ở các bộ phận truyền động của các máy cắt, dao cách ly… mà từ đó có thể đóng điện đến nơi làm việc. Với các dao cách ly một pha, phải treo biển báo ở từng pha

B. Khi làm việc trên đường dây thì ở dao cách ly đường dây treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc trên dây dẫn”

C. Trên rào chắn tạm thời phải treo biển báo: “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”. Trường hợp đặc biệt phải treo thêm tín hiệu cảnh báo khác      

D. Cả a, b và c

Câu 9: Biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn khi làm việc ở thiết bị điện bao gồm:

A. (1). Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu có). (2). Đăng ký công tác. (3). Làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác. (4). Thủ tục cho phép làm việc. (5). Giám sát an toàn trong thời gian làm việc. (6). Những biện pháp tổ chức khác: Nghỉ giải lao; di chuyển địa điểm (nơi) làm việc; nghỉ hết ngày làm việc và bắt đầu ngày tiếp theo; thay đổi người khi làm việc; kết thúc công việc, trao trả nơi làm việc, khoá phiếu và đóng điện.

B. (1). Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu có). (2). Đăng ký công tác. (3). Làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác. (4). Thủ tục cho phép làm việc. (5). Giám sát an toàn trong thời gian làm việc. 

C. (1). Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu có). (2). Đăng ký công tác. (3). Làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác. 

D. (1). Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu có). (2). Đăng ký công tác. (3). Làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác. (4). Thủ tục cho phép làm việc. (5). Giám sát an toàn trong thời gian làm việc. (6). Những biện pháp tổ nghỉ giải lao; di chuyển địa điểm (nơi) làm việc.

Câu 10: Khi cấp phiếu công tác phải thực hiện theo những quy định nào sau đây:

A. Theo đúng mẫu, nội dung ghi dễ hiểu, đủ và đúng theo yêu cầu công việc; cấm tẩy xóa, viết bằng bút chì, rách nát, nhòe chữ

B. Trường hợp người cho phép kiêm người chỉ huy trực tiếp thì được phép lập, sử dụng 01 bản và phải tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục, nội dung công việc của các chức danh này  

C. Lập thành 02 bản, do người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho người cho phép mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.

D. Cả a, b và c

Câu 11: Theo quy trình an toàn điện, phiếu công tác được quy định như thế nào là đúng: 

A. Là giấy giao nhiệm vụ làm việc ở thiết bị điện   

B. Là giấy cho phép đơn vị công tác làm việc ở thiết bị điện

C. Là giấy ghi những biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc ở thiết bị điện

D. Cả a, b và c

Câu 12: Khi tổ chức làm công việc trên thiết bị điện, phiếu công tác được cấp theo nguyên tắc nào?

A. Mỗi đơn vị công tác có thể được cấp nhiều phiếu công tác một lần cho nhiều công việc

B. Nhiều đơn vị công tác làm trên một hệ thống lưới điện được cấp một phiếu công tác

C. Mỗi đơn vị công tác chỉ được cấp một phiếu công tác cho một hoặc một số công việc tương tự nhau và phải có người lãnh đạo công việc

D. Cả a, b và c đều sai

Câu 13: Trong trường hợp, phải cử riêng người giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác thì tại hiện trường, sau khi ký cho phép, phiếu công tác được giao cho những người nào?

A. Người cho phép giữ 01 bản và người giám sát an toàn điện giữ 01 bản

B. Người cho phép giữ 01 bản và người chỉ huy trực tiếp giữ 01 bản

C. Người chỉ huy trực tiếp giữ 01 bản và người giám sát an toàn điện giữ 01 bản

D. Người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện giữ chung 01 bản, còn người cho phép giữ riêng 01 bản

Câu 14: Trong trường hợp nào thì phiếu công tác được phép lập thành 01 bản?

A. Người cho phép kiêm người giám sát an toàn điện

B. Người cho phép kiêm người chỉ huy trực tiếp

C. Người giám sát an toàn điện kiêm người người chỉ huy trực tiếp

D. Người cấp phiếu kiêm người người chỉ huy trực tiếp

Câu 15: Trong quá trình thực hiện công việc, nếu thấy có việc phát sinh cần xử lý ở ngoài phạm vi được phép làm việc của phiếu công tác thì giải quyết như thế nào?

A. Phải cấp phiếu công tác mới cho công việc đó

B. Người chỉ huy trực tiếp tổ chức biện pháp an toàn để thực hiện, ghi thêm vào phiếu đang làm

C. Người chỉ huy trực tiếp báo cho người cho phép biết và tổ chức biện pháp an toàn để thực hiện, đồng thời ghi thêm vào phiếu đang công tác

D. Cả a và c

Câu 16: Trong các trường hợp dưới đây, phiếu công tác phải được thực hiện như thế nào cho đúng quy định:

A. Sau khi hoàn thành công việc, phiếu công tác được giao trả lại người cấp phiếu để kiểm tra, lưu giữ ít nhất 1 thángv

B. Thực hiện theo a cho cả những phiếu công tác đã cấp nhưng không thực hiện

C. Trường hợp khi tiến hành công việc, nếu để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì phiếu công tác phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị

D. Cả a, b và c

Câu 17: Công việc thực hiện theo Phiếu công tác:

A. Công việc ở xa nơi có điện, không phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật và tổ chức đề phòng người, phương tiện , dụng cụ vì sơ ý mà đến gần phần có điện vi phạm khoảng cách an toàn điện.

B. Các công việc khi tiến hành tại thiết bị điện và vật liệu điện, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị điện và vật liệu điện có điện phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chỗ làm việc, được nhân viên vận hành làm thủ tục cho phép làm việc tại hiện trường theo Phiếu công tác, bao gồm: Làm việc có điện; Làm việc ở gần phần có điện.

C. Các công việc khi tiến hành tại thiết bị điện và vật liệu điện, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị điện và vật liệu điện có điện phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chỗ làm việc, được nhân viên vận hành làm thủ tục cho phép làm việc tại hiện trường theo Phiếu công tác, bao gồm: Làm vệc không có điện; Làm việc có điện; Làm việc ở gần phần có điện.

D. Không quy định.

Câu 18: Có bao nhiêu chức danh trong Phiếu công tác?

A. 4 chức danh;

B. 5 chức danh;  

C. 6 chức danh.

D. 7 chức danh

Câu 19: Trong một phiếu công tác, một người được phép đảm nhận tối đa:

A. 3 chức danh: Người cấp phiếu công tác, Người cho phép, Người chỉ huy trực tiếp hoặc Người cấp phiếu công tác, Người cho phép, Người giám sát an toàn điện (nếu có).

B. 4 chức danh: Người cấp phiếu công tác, Người cho phép, Người lãnh đạo công việc, Người chỉ huy trực tiếp,  hoặc Người cấp phiếu công tác, Người cho phép, Người giám sát an toàn điện (nếu có), Người lãnh đạo công việc.

C. 5 chức danh: Người cấp phiếu công tác, Người cho phép, Người giám sát an toàn điện (nếu có), Người lãnh đạo công việc, Người chỉ huy trực tiếp.

D. 6 chức danh: Người cấp phiếu công tác, Người cho phép, Người giám sát an toàn điện (nếu có), Người lãnh đạo công việc, Người chỉ huy trực tiếp, Nhân viên đơn vị công tác.

Câu 20: Trong một phiếu công tác, một người được phép đảm nhận tối đa 3 chức danh nào sau đây:

A. 3 chức danh: Người cấp phiếu công tác, Người cho phép, Người chỉ huy trực tiếp

B. 3 chức danh: Người cấp phiếu công tác, Người cho phép, Người giám sát an toàn điện (nếu có).

C. 3 chức danh: Người lãnh đạo công việc, Người chỉ huy trực tiếp, Người giám sát an toàn điện.

D. a hoặc b

Câu 21: Đối với đơn vị công tác ngoài đơn vị quản lý vận hành, trong một phiếu công tác, một người được phép đảm nhận tối đa các chức danh nào sau đây:

A. 3 chức danh: Người cấp phiếu công tác, Người cho phép, Người chỉ huy trực tiếp hoặc Người cấp phiếu công tác, Người cho phép, Người giám sát an toàn điện (nếu có).

B. 4 chức danh: Người cấp phiếu công tác, Người cho phép, Người lãnh đạo công việc, Người chỉ huy trực tiếp,  hoặc Người cấp phiếu công tác, Người cho phép, Người giám sát an toàn điện (nếu có), Người lãnh đạo công việc.

C. 5 chức danh: Người cấp phiếu công tác, Người cho phép, Người giám sát an toàn điện (nếu có), Người lãnh đạo công việc, Người chỉ huy trực tiếp.

D. Cả a, b và c đều sai.

Câu 22: Những người được giao nhiệm vụ nào sau đây hàng năm phải được huấn luyện về những nội dung có liên quan, kiểm tra đạt yêu cầu và được Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật cấp Công ty (hoặc cấp tương đương) ra quyết định công nhận:

A. Cấp phiếu công tác, cho phép, lãnh đạo công việc, chỉ huy trực tiếp.

B. Cấp phiếu công tác, cho phép, giám sát an toàn điện, lãnh đạo công việc, chỉ huy trực tiếp.

C. Cấp phiếu công tác, cho phép, lãnh đạo công việc, chỉ huy trực tiếp, nhân viên đơn vị công tác.

D. Tất cả các chức danh của phiếu công tác.

Câu 23: Trong một phiếu công tác, quy định nào sau đây đúng:

A. Một người được phép đảm nhận tối đa 3 chức danh: Người cấp phiếu công tác, Người cho phép, Người chỉ huy trực tiếp hoặc Người cấp phiếu công tác, Người cho phép, Người giám sát an toàn điện (nếu có).

B. Khi đảm nhận các chức danh này thì phải có đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của chức danh đảm nhận.

C. Cả a và b chỉ thực hiện đối với đơn vị quản lý vận hành

D. Cả a, b và c đều sai.

Câu 24: Quy định người cấp phiếu công tác là:

A. Người của đơn vị công tác được giao nhiệm vụ cấp phiếu công tác. 

B. Người của đơn vị ngoài hoặc người của đơn vị quản lý vận hành được giao nhiệm vụ cấp phiếu công tác. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra lại mẫu phiếu và các nội dung ghi trong phiếu công tác của đơn vị ngoài. 

C. Người của đơn vị trực tiếp vận hành lưới điện, nắm vững về vận hành lưới điện thuộc phạm vi quản lý của đơn vị, biết được nội dung công việc, điều kiện đảm bảo an toàn điện để đề ra đủ, đúng các biện pháp an toàn về điện cho đơn vị công tác; có bậc 5 an toàn điện và được công nhận chức danh “Người cấp phiếu” theo quy định.

D. Cả a, b và c

Câu 25: Theo quy trình an toàn điện, người cấp phiếu công tác tại đơn vị điện lực cấp quận, huyện (là những người đã được công nhận chức danh người cấp phiếu công tác) gồm:

A. Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật, Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng kỹ thuật, Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó, Trưởng ca, Kỹ thuật viên cấp.

B. Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật, Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng kỹ thuật, Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó, Trưởng ca, Kỹ thuật viên, Công nhân bậc cao cấp.

C. Tổ trưởng sản xuất, công nhân bậc cao.

D. Cả a, b và c

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên