Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 14

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 14

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 161 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 14. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Biện pháp an toàn kiểm tra trước khi lên giá đỡ, quy định nào sau đây đúng?

A. Trước khi trèo lên giá đỡ, cột, nhân viên đơn vị công tác phải kiểm tra sơ bộ

B. Ví trí của giá đỡ và đường trèo lên an toàn, kết cấu hoặc dây dẫn trên cột;

C. Người chỉ huy trực tiếp phải ra lệnh dừng công việc, nếu phát hiện thấy có dấu hiệu đe doạ đến an toàn đối với người và thiết bị.

D. Cả a, b và c

Câu 2: Quy định biện pháp an toàn khi làm việc trên cao, quy đinh nào sau đây đúng?

A. Mọi người lao động, kể cả lao động hợp đồng ngắn hạn, tạm tuyển, học sinh các trường và các trung tâm đào tạo nghề điện trong quá trình thực tập, khi làm việc trên cao phải được huấn luyện, kiểm tra quy trình đạt yêu cầu.

B. Những người làm việc trên cao từ 3,0m trở lên phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ làm việc trên cao của cơ quan y tế theo quy định hiện hành. Đối với những người làm việc ở đường dây, hoặc thiết bị điện đặt ở vị trí so với mặt đất cao trên 50m thì trước khi làm việc phải kiểm tra lại sức khoẻ.

C. Người lao động tạm tuyển, hợp đồng ngắn hạn, học sinh các trường và các trung tâm đào tạo nghề điện trong quá trình thực tập chỉ được làm việc trên cao trong trường hợp không có điện.

D. Cả b và c

Câu 3: Yêu cầu về sức khoẻ đối với những người làm việc trên cao:

A. Những người làm việc trên cao từ 3,0m trở lên phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ làm việc trên cao của cơ quan y tế theo quy định hiện hành. Đối với những người làm việc ở đường dây, hoặc thiết bị điện đặt ở vị trí sơ với mặt đất cao trên 50m thì trước khi làm việc phải kiểm tra lại sức khoẻ.

B. Những người có bệnh tim, huyết áp, điếc, mắt kém, đau thần kinh cũng được làm việc trên cao.

C. Không quy định về sức khoẻ đối với những người làm việc trên cao.

D. Cả a, b và c đều sai.

Câu 4: Quy định làm việc trên cao đối với người lao động tạm tuyển, hợp đồng ngắn hạn, học sinh các trường và các trung tâm đào tạo nghề điện trong quá trình thực tập, đã được huấn luyện kiểm tra quy trình an toàn đạt yêu cầu

A. Được làm việc trên cao trong trường hợp làm việc có cắt điện một phần.

B. Chỉ được làm việc trên cao trong trường hợp không có điện.

C. Cấm làm việc trên cao trong mọi trường hợp.

D. Không quy định

Câu 5: Quy định đối với người làm việc trên cao:

A. Quần áo phải đúng quy định về trang phục, gọn gàng, tay áo buông và cài cúc, đội mũ an toàn cài quai, đi giầy an toàn, đeo dây an toàn, mùa rét phải mặc đủ ấm; không mắc dây đeo an toàn vào những bộ phận di động hoặc những vật không chắc chắn, dễ gẫy, dễ tuột.

B. Có thể sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô thay cho mũ an toàn; hoặc đội mũ an toàn nhưng không cần cài quai.

C. Về mùa hè có thể xăn tay áo, hoặc tay áo buông nhưng không cài cúc; sử dụng các loại giầy, dép bất kỳ nếu có.

D. Cả a, b và c đều sai.

Câu 6: Những trường hợp không được phép làm việc trên cao:

A. Người chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ, đang ốm đau hoặc đã sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn trước khi làm việc;  Khi có gió tới cấp 6 (40-50km/h) hay trời mưa to nặng hạt hoặc có giông sét, trừ những trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền yêu cầu.

B. Những lao động hợp đồng ngắn hạn, tạm tuyển, học sinh thực tập.

C. Khi thời tiết quá nóng về mùa hè hoặc quá lạnh về mùa đông.

D. Cả a, b và c.

Câu 7: Khi đang làm việc trên cao không được phép:

A. Sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, nói chuyện, đùa nghịch.

B. Đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cách tung, ném, mang vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người.

C. Cho vào túi quần, áo các dụng cụ, vật liệu để đề phòng rơi xuống đầu người khác.

D. Cả a, b và c.

Câu 8: Khi làm việc trên cao phải thực hiện:

A. Để dụng cụ làm việc vào chỗ chắc chắn hoặc làm móc treo vào cột, sao cho khi va đập mạnh không rơi xuống đất.

B. Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc hạ xuống phải dùng dây trực tiếp hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải giữ một đầu dây và đứng xa chân cột.

C. Chỉ được mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc-nơ-vít, cờ-lê, mỏ-lết, búa con v.v, nhưng phải đựng trong bao chuyên dùng.

D. Cả a, b và c.

Câu 9: Khi trèo lên cột bê tông ly tâm không có bậc trèo:

A. Phải dùng thang một dóng, hai dóng, guốc trèo, ty leo chuyên dùng.Khi trèo lên cột, lên thang phải từ từ, chắc chắn, tập trung tư tưởng; cấm vừa trèo vừa nói chuyện, nhìn đi chỗ khác.Khi dùng thang một dóng, hai dóng, guốc trèo chuyên dùng hoặc ty leo phải có quy trình sử dụng riêng cho các loại phương tiện này. Cấm trèo cột bằng đường “dây néo cột”.

B. Nếu không có thang một dóng, hai dóng, guốc trèo, ty leo chuyên dùng thì có thể dùng các dụng cụ không chuyên dùng nhưng sẵn có (như bulon bắt xà...) để trèo.

C. Thực hiện cả a và b.

D. Cả a, b và c đều sai.

Câu 10: Thang di động phải đảm bảo về kết cấu và chất lượng:

A. Thang di động là loại thang làm bằng tre, gỗ, sắt v.v. Vật liệu dùng làm thang bằng tre, gỗ phải chắc chắn và khô; Chiều rộng chân thang ít nhất là 0,5m; Khoảng cách giữa các bậc thang đều nhau; Bậc thang không được đóng bằng đinh, bậc đầu và bậc cuối phải có chốt; Thang bằng tre phải lấy dây thép buộc, xoắn chắc chắn ở hai đầu và giữa thang;  Khi nối thang phải dùng đai bằng sắt và bắt bu lông, hoặc dùng nẹp bằng gỗ, tre cứng ốp hai đầu chỗ nối dài ít nhất 1,0m và dùng dây thép để néo xoắn thật chặt, đảm bảo không lung lay, xộc xệch.

B. Thang phải đang được sử dụng, không bị mọt, oằn, cong khi làm việc trên đó; Phải thường xuyên kiểm tra thang, nếu thấy chưa an toàn thì phải sửa chữa lại ngay hoặc loại bỏ.

C. Cả a và b.

D. Cả a, b và c sai.

Câu 11: Khi sử dụng thang di động để làm việc trên cao, phải thực hiện:

A. Chiều dài của thang phải thích hợp với độ cao cần làm việc.

B. Phải có một người giữ chân thang, trên nền đá hoa, xi măng, gạch trơn nhẵn phải lót chân thang bằng cao su hoặc bao tải ướt để khỏi trượt. Trên nền đất phải khoét lõm đẩt dưới chân thang.

C. Nếu chiều dài của thang không đủ độ cao cần làm việc thì có thể đứng trên thang và dịch chuyển tới vị trí cần thiết.

D. Cả a và b.

Câu 12: Khi đứng trên thang di động để làm việc trên cao, quy định nào sau đây đúng?

A. Đứng làm việc trên thang ít nhất phải cách ngọn thang 1,0m và phải đứng bậc trên bậc dưới.

B. Đứng làm việc trên thang ít nhất phải cách ngọn thang 1,0m và phải đứng trên cùng một bậc.

C. Cho phép đứng trên ngọn thang để làm việc.

D. Đứng làm việc trên thang ít nhất phải cách ngọn thang 0,5m và phải đứng bậc trên bậc dưới.

Câu 13: Khi sử dụng thang di động để làm việc trên cao, quy định nào sau đây đúng?

A. Trong điều kiện bình thường, thang phải dựng với mặt phẳng thắng đứng một góc từ 15 độ đến 25 độ (hoặc khoảng cách từ chân thang đến mặt phẳng đứng dựng thang bằng ¼ chiều dài thang. Đối với thang di động không đeo dây an toàn vào thang.

B. Cho phép đeo dây an toàn vào thang khi chân thang đã được cố định.

C. Cả a và b.

D. Cả a, b và c đều sai.

Câu 14: Khi sử dụng thang di động để làm việc trên cao, quy định nào sau đây đúng?

A. Đứng làm việc trên thang ít nhất phải cách ngọn thang 1,0m và phải đứng bậc trên bậc dưới;

B. Trong điều kiện bình thường, thang phải dựng với mặt phẳng thẳng đứng một góc từ 150 đến 250 (hoặc khoảng cách từ chân thang đến mặt phẳng đứng dựng thang bằng ¼ chiều dài thang). Đối với thang di động không đeo dây an toàn vào thang;

C. Cấm mang theo những vật quá nặng lên thang, trèo lên thang cùng một lúc hai người và đứng trên thang để dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.

D. Cả a, b và c

Câu 15: Quy định về dây da an toàn nào đúng?

A. Hàng ngày, người lao động trước khi làm việc trên cao phải tự kiểm tra dây đeo an toàn của mình bằng cách đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở dưới đất và chụm chân lại ngả người ra phía sau xem dây có hiện tượng bất thường gì không.

B. Phải bảo quản tốt dây đeo an toàn, làm xong phải cuộn lại gọn gàng, không để chỗ ẩm thấp mà phải treo lên hoặc để chỗ cao, khô ráo, sạch sẽ. 

C. Dây đeo an toàn phải được thử 6 tháng 01 lần, bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị thử dây an toàn chuyên dùng. Trọng lượng thử đối với dây cũ là 225kg, dây mới là 300kg, thời gian thử 05 phút, trước khi sử dụng phải kiểm tra khoá, móc, đường chỉ v.v xem có bị rỉ hoặc đứt không, nếu nghi ngờ thì phải thử trọng lượng ngay.

D. Cả a, b và c

Câu 16: Quy định về sử dụng dây đeo an toàn trong các trường hợp nào dưới đây là đúng:

A. Dây đeo an toàn phải được thử 3 tháng 01 lần, bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị thử dây an toàn chuyên dùng

B. Trọng lượng thử đối với dây cũ là 225kg, dây mới là 300kg, thời gian thử 05 phút

C. Với b, nhưng trước khi sử dụng phải kiểm tra khóa, móc, đường chỉ… xem có bị rỉ hoặc đứt không, nếu nghi ngờ thì phải thử trọng lượng ngay

D. Cả a, b và c

Câu 17: Quy định về sử dụng dây đeo an toàn trong các trường hợp nào dưới đây là đúng:

A. Dây đeo an toàn phải được thử 6 tháng 01 lần, bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị thử dây an toàn chuyên dùng

B. Sau khi thử dây đeo an toàn phải ghi ngày thử, trọng lượng thử và nhận xét tốt, xấu vào sổ theo dõi thử dây an toàn. Đồng thời đánh dấu vào dây đã thử, chỉ dây nào đánh dấu mới được sử dụng

C. Những dây đeo an toàn không sử dụng được phải được lập biên bản và hủy bỏ

D. Cả a, b và c

Câu 18: Hàng ngày, trước khi làm việc trên cao người sử dụng phải kiểm tra dây đeo an toàn bằng cách nào?

A. Kiểm tra khoá, móc, đường chỉ... xem có bị rỉ hoặc đứt không

B. Đeo vào người rồi mắc vào vật chắc chắn ở dưới đất và ngả người xem dây có bất thường gì không

C. Theo a hoặc b

D. Theo a và b

Câu 19: Thời hạn thử tải trọng định kỳ của dây an toàn là bao nhiêu?

A. 01 tháng một lần

B. 03 tháng một lần

C. 06 tháng một lần

D. 01 năm một lần

Câu 20: Thử tải trọng định kỳ cho dây an toàn đang sử dụng quy định như thế nào?

A. Thử chịu tải trọng 225kg trong 5 phút

B. Thử chịu tải trọng 300kg trong 5 phút

C. Đeo vào người rồi mắc vào vật chắc chắn và ngả người xem dây có hỏng không

D. Cả a và c

Câu 21: Thử tải trọng cho dây an toàn mới được quy định như thế nào?

A. Thử chịu tải trọng 225kg trong 5 phút

B. Thử chịu tải trọng 300kg trong 5 phút

C. Đeo vào người rồi mắc vào vật chắc chắn và ngả người xem dây có hỏng không

D. Cả b và c

Câu 22: Sau khi thử tải trọng dây an toàn mới hoặc định kỳ, nếu đạt tiêu chuẩn thì phải làm gì?

A. Đánh dấu vào dây đã thử và ghi vào sổ theo dõi

B. Phải cuộn gọn gàng, để ở nơi cao, khô ráo, sạch sẽ

C. Phải được lập biên bản, làm thủ tục thanh lý và hủy bỏ

D. Cả a, b và c

Câu 23: Sau khi thử tải trọng dây an toàn mới hoặc định kỳ, nếu không đạt tiêu chuẩn thì phải làm gì?

A. Đánh dấu vào dây đã thử và ghi vào sổ theo dõi

B. Phải cuộn gọn gàng, để ở nơi cao, khô ráo, sạch sẽ trong kho

C. Phải được lập biên bản, làm thủ tục thanh lý và hủy bỏ, cấm sử dụng

D. Cả a và c

Câu 24: Nếu xảy ra tai nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn dây đeo an toàn, thì những đối tượng nào dưới đây phải chịu hoàn toàn trách nhiệm?

A. Tổ trưởng, đội trưởng

B. Quản đốc phân xưởng (hoặc cấp tương đương)

C. Cán bộ phụ trách an toàn

D. Cả a, b và c

Câu 25: Khi tiến hành thử dây đeo an toàn thì thì trọng lượng và thời gian thử là:

A. Dây cũ 225kg, dâu mới 300kg- thời gian 5 phút.

B. Dây cũ 75kg, dâu mới 225kg- thời gian 10 phút.

C. Dây cũ 200kg, dâu mới 250kg- thời gian 5 phút.

D. Dây cũ 225kg, dâu mới 300kg- thời gian 10 phút.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên