Câu hỏi: Nếu xảy ra tai nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn dây đeo an toàn, thì những đối tượng nào dưới đây phải chịu hoàn toàn trách nhiệm?

161 Lượt xem
30/08/2021
3.1 7 Đánh giá

A. Tổ trưởng, đội trưởng

B. Quản đốc phân xưởng (hoặc cấp tương đương)

C. Cán bộ phụ trách an toàn

D. Cả a, b và c

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Câu 1: Khi làm việc trên cao phải thực hiện:

A. Để dụng cụ làm việc vào chỗ chắc chắn hoặc làm móc treo vào cột, sao cho khi va đập mạnh không rơi xuống đất.

B. Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc hạ xuống phải dùng dây trực tiếp hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải giữ một đầu dây và đứng xa chân cột.

C. Chỉ được mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc-nơ-vít, cờ-lê, mỏ-lết, búa con v.v, nhưng phải đựng trong bao chuyên dùng.

D. Cả a, b và c.

Xem đáp án

30/08/2021 3 Lượt xem

Câu 2: Những trường hợp không được phép làm việc trên cao:

A. Người chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ, đang ốm đau hoặc đã sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn trước khi làm việc;  Khi có gió tới cấp 6 (40-50km/h) hay trời mưa to nặng hạt hoặc có giông sét, trừ những trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền yêu cầu.

B. Những lao động hợp đồng ngắn hạn, tạm tuyển, học sinh thực tập.

C. Khi thời tiết quá nóng về mùa hè hoặc quá lạnh về mùa đông.

D. Cả a, b và c.

Xem đáp án

30/08/2021 3 Lượt xem

Câu 3: Khi trèo lên cột bê tông ly tâm không có bậc trèo:

A. Phải dùng thang một dóng, hai dóng, guốc trèo, ty leo chuyên dùng.Khi trèo lên cột, lên thang phải từ từ, chắc chắn, tập trung tư tưởng; cấm vừa trèo vừa nói chuyện, nhìn đi chỗ khác.Khi dùng thang một dóng, hai dóng, guốc trèo chuyên dùng hoặc ty leo phải có quy trình sử dụng riêng cho các loại phương tiện này. Cấm trèo cột bằng đường “dây néo cột”.

B. Nếu không có thang một dóng, hai dóng, guốc trèo, ty leo chuyên dùng thì có thể dùng các dụng cụ không chuyên dùng nhưng sẵn có (như bulon bắt xà...) để trèo.

C. Thực hiện cả a và b.

D. Cả a, b và c đều sai.

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 4: Khi đang làm việc trên cao không được phép:

A. Sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, nói chuyện, đùa nghịch.

B. Đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cách tung, ném, mang vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người.

C. Cho vào túi quần, áo các dụng cụ, vật liệu để đề phòng rơi xuống đầu người khác.

D. Cả a, b và c.

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 5: Quy định về sử dụng dây đeo an toàn trong các trường hợp nào dưới đây là đúng:

A. Dây đeo an toàn phải được thử 6 tháng 01 lần, bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị thử dây an toàn chuyên dùng

B. Sau khi thử dây đeo an toàn phải ghi ngày thử, trọng lượng thử và nhận xét tốt, xấu vào sổ theo dõi thử dây an toàn. Đồng thời đánh dấu vào dây đã thử, chỉ dây nào đánh dấu mới được sử dụng

C. Những dây đeo an toàn không sử dụng được phải được lập biên bản và hủy bỏ

D. Cả a, b và c

Xem đáp án

30/08/2021 4 Lượt xem

Câu 6: Quy định về sử dụng dây đeo an toàn trong các trường hợp nào dưới đây là đúng:

A. Dây đeo an toàn phải được thử 3 tháng 01 lần, bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị thử dây an toàn chuyên dùng

B. Trọng lượng thử đối với dây cũ là 225kg, dây mới là 300kg, thời gian thử 05 phút

C. Với b, nhưng trước khi sử dụng phải kiểm tra khóa, móc, đường chỉ… xem có bị rỉ hoặc đứt không, nếu nghi ngờ thì phải thử trọng lượng ngay

D. Cả a, b và c

Xem đáp án

30/08/2021 1 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 14
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên