Bộ 600 Câu trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe Ôtô B2, C, D, E mới nhất có đáp án - Phần 3

Bộ 600 Câu trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe Ôtô B2, C, D, E mới nhất có đáp án - Phần 3

  • 30/08/2021
  • 35 Câu hỏi
  • 344 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ 600 Câu trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe Ôtô B2, C, D, E mới nhất có đáp án - Phần 3. Tài liệu bao gồm 35 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm bằng lái. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.9 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

14/10/2021

Thời gian

22 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?

A. Bị nghiêm cấm tuỳ từng trường hợp.

B. Không bị nghiêm cấm.

C. Bị nghiêm cấm.

Câu 2: Khi xe đã kéo 1 xe hoặc xe đã kéo 1 rơ moóc, bạn có được phép kéo thêm xe (kể cả xe thô sơ) hoặc rơ moóc thứ hai hay không?

A. Chỉ được thực hiện trên quốc lộ có hai làn xe một chiều.

B. Chỉ được thực hiện trên cao tốc.

C. Không được thực hiện vào ban ngày

D. Không được phép.

Câu 3: Người có GPLX mô tô hạng A2 được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?

A. Xe mô tô ba bánh.

B. Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

C. Các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

Câu 4: Khi điều khiển xe chạy trên đường, người lái xe phải mang theo các loại giấy tờ gì?

A. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó, đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có), các giấy tờ phải còn giá trị sử dụng.

B. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó; lệnh vận chuyển, đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới sau khi cải tạo; giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có).

C. Giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo của hạng xe đang điều khiển, đăng ký xe, giấy phép lưu hành xe.

Câu 5: Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.

B. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước.

C. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.  

Câu 6: Khi điều khiển xe cơ giới, người lái xe phải bật đèn tín hiệu báo rẽ trong trường hợp nào sau đây?

A. Khi cho xe chạy thẳng.

B. Trước khi thay đổi làn đường.

C. Sau khi thay đổi làn đường.

Câu 7: Trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có một làn xe cơ giới (trừ đường cao tốc), loại xe nào dưới đây tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 70 km/h?

A. Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, xe gắn máy.

B. Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc).

C. Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt), ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.

Câu 8: Người lái xe phải xử lý như thế nào khi quan sát phía trước thấy người đi bộ đang sang đường tại nơi có vạch đường dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn?

A. Giảm tốc độ, đi từ từ để vượt qua trước người đi bộ.

B. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trước vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ qua đường.

C. Tăng tốc độ để vượt qua trước người đi bộ.  

Câu 9: Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được lái xe liên tục quá bao nhiêu giờ trong trường hợp dưới đây?

A. Không quá 4 giờ.

B. Không quá 6 giờ.

C. Không quá 8 giờ.

D. Liên tục tùy thuộc vào sức khỏe và khả năng của người lái xe.  

Câu 11: Khi xảy ra tai nạn giao thông, người lái xe và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn phải thực hiện các công việc gì dưới đây?

A. Đặt các biển cảnh báo hoặc vật báo hiệu ở phía trước và phía sau hiện trường xảy ra tai nạn để cảnh báo; kiểm tra khả năng xảy ra hỏa hoạn do nhiên liệu bị rò rỉ; bảo vệ hiện trường vụ tai nạn và cấp cứu người bị thương.

B. Đặt các biển cảnh báo hoặc vật báo hiệu ở phía trên nóc xe xảy ra tai nạn để cảnh báo; kiểm tra khả năng xảy ra mất an toàn do nước làm mát bị rò rỉ.

C. Cả ý 1 và ý 2.

Câu 12: Khi điều khiển xe ô tô rẽ phải ở chỗ đường giao nhau, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?

A. Có tín hiệu rẽ phải; quan sát an toàn phía sau; điều khiển xe sang làn đường bên trái; giảm tốc độ và quan sát an toàn phía bên phải để điều khiển xe qua chỗ đường giao nhau.

B. Cách chỗ rẽ một khoảng cách an toàn có tín hiệu rẽ phải; quan sát an toàn phía sau; điều khiển xe bám sát vào phía phải đường; giảm tốc độ và quan sát an toàn phía bên phải để điều khiển xe qua chỗ đường giao nhau.

C. Cách chỗ rẽ một khoảng cách an toàn có tín hiệu rẽ phải; quan sát an toàn phía sau; điều khiển xe bám sát vào phía phải đường; tăng tốc độ và quan sát an toàn phía bên trái để điều khiển xe qua chỗ đường giao nhau.

Câu 13: Khi đã đỗ xe ô tô sát lề đường bên phải, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào dưới đây khi mở cửa xuống xe để đảm bảo an toàn?

A. Quan sát tình hình giao thông phía trước và sau, mở hé cánh cửa, nếu đảm bảo an toàn thì mở cửa ở mức cần thiết để xuống xe ô tô.

B. Mở cánh cửa và quan sát tình hình giao thông phía trước, nếu đảm bảo an toàn thì mở cửa ở mức cần thiết để xuống xe ô tô.

C. Mở cánh cửa hết hành trình và nhanh chóng ra khỏi xe ô tô.

Câu 14: Khi điều khiển ô tô xuống đường dốc dài, độ dốc cao, người lái xe số tự động cần thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?

A. Nhả bàn đạp ga, về số thấp (sử dụng số L hoặc 1, 2), đạp phanh chân với mức độ phù hợp để giảm tốc độ.

B. Nhả bàn đạp ga, về số không (N) đạp phanh chân và kéo phanh tay để giảm tốc độ.

Câu 15: Trong các nguyên nhân nêu dưới đây, nguyên nhân nào làm động cơ điezen không nổ?

A. Hết nhiên liệu, lõi lọc nhiên liệu bị tắc, lọc khí bị tắc, nhiên liệu lẫn không khí, tạp chất.

B. Hết nhiên liệu, lõi lọc nhiên liệu bị tắc, lọc khí bị tắc, nhiên liệu lẫn không khí, không có tia lửa điện.

C. Hết nhiên liệu, lõi lọc nhiên liệu bị tắc, lọc khí bị tắc, nhiên liệu lẫn không khí và nước, không có tia lửa điện.

Câu 16: Khi khởi động xe ô tô số tự động có trang bị chìa khóa thông minh có cần đạp hết hành trình bàn đạp chân phanh hay không?

A. Phải đạp hết hành trình bàn đạp chân phanh.

B. Không cần đạp phanh.

C. Tùy từng trường hợp.

Câu 17: Biển nào cấm ô tô tải vượt?

A. Biển 1.

B. Biển 1 và 2.

C. Biển 1 và 3.

D. Biển 2 và 3.

Câu 18: Gặp biển nào người lái xe không được đỗ xe vào ngày lẻ?

A. Biển 1 và 2.

B. Biển 2.

C. Biển 2 và 3.

D. Biển 3.

Câu 19: Biển này có ý nghĩa gì?

A. Cấm xe cơ giới (trừ xe ưu tiên theo luật định) đi thẳng.

B. Cấm xe ô tô và mô tô (trừ xe ưu tiên theo luật định) đi về bên trái và bên phải.

C. Hướng trái và phải không cấm xe cơ giới.

Câu 20: Số 50 ghi trên biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?

A. Tốc độ tối đa các xe cơ giới được phép chạy.

B. Tốc độ tối thiểu các xe cơ giới được phép chạy.

Câu 21: Biển nào báo hiệu “Giao nhau với đường không ưu tiên”?

A. Biển 1.

B. Biển 2.

C. Biển 3.

D. Biển 2 và 3.

Câu 22: Biển nào báo hiệu “Đường hầm”?

A. Cả ba biển.

B. Biển 2.

C. Biển 2 và 3.

Câu 23: Biển báo này có ý nghĩa gì?

A. Báo trước đoạn đường có gió ngang.

B. Báo trước đoạn đường trơn trượt.

C. Báo trước sắp đến bến phà.

Câu 25: Gặp biển báo này, người tham gia giao thông phải xử lý như thế nào?

A. Dừng xe tại khu vực có trạm Cảnh sát giao thông.

B. Tiếp tục lưu thông với tốc độ bình thường.

C. Phải giảm tốc độ đến mức an toàn và không được vượt khi đi qua khu vực này.

Câu 27: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe con.

B. Xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe con.

C. Xe cứu thương, xe con, xe cứu hỏa.

Câu 28: Theo hướng mũi tên, những hướng nào ô tô không được phép đi?

A. Hướng 1 và 2.

B. Hướng 3.

C. Hướng 1 và 4.

D. Hướng 2 và 3.

Câu 30: Trong hình dưới, những xe nào vi phạm quy tắc giao thông?

A. Xe con (B), mô tô (C).

B. Xe con (A), mô tô (C).

C. Xe con (E), mô tô (D).

D. Tất cả các loại xe trên.

Câu 31: Trong hình dưới, những xe nào vi phạm quy tắc giao thông?

A. Xe con (A), xe con (B), xe tải (D).

B. Xe tải (D), xe con (E), xe buýt (G).

C. Xe tải (D), xe con (B).

D. Xe con (B), xe con (C).

Câu 32: Các xe đi theo thứ tự nào là đúng quy tắc giao thông đường bộ?

A. Xe của bạn, xe tải, xe con.

B. Xe con, xe tải, xe của bạn.

C. Xe tải, xe của bạn, xe con

D. Xe của bạn, xe con, xe tải.

Câu 33: Bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?

A. Tăng tốc độ, rẽ phải trước xe tải và xe đạp.

B. Giảm tốc độ, rẽ phải sau xe tải và xe đạp.

C. Tăng tốc độ, rẽ phải trước xe đạp.

Câu 34: Bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?

A. Tăng tốc độ cho xe lấn sang phần đường bên trái.

B. Giảm tốc độ cho xe lấn sang phần đường bên trái.

C. Giảm tốc độ cho xe đi sát phần đường bên phải.

Câu 35: Khái niệm “phương tiện giao thông thô sơ đường bộ” được hiểu thế nào là đúng?

A. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

B. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.

C. Gồm xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ 600 Câu trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe Ôtô B2, C, D, E mới nhất có đáp án

Chủ đề: Bộ 600 Câu trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe Ôtô B2, C, D, E mới nhất có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 22 Phút
  • 35 Câu hỏi
  • Người đi làm