Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)

Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)

  • 30/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 280 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1). Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

45 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Cơ quan thoái hoá là?

A. A. Các cơ quan phát triển quá mức bình thường ở cơ thể trưởng thành.

B. B. Các cơ quan không phát triển ở cơ thể trưởng thành.

C. C. Các cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.

D. D. Các cơ quan muốn phát triển cần có sự hỗ trợ của các cơ quan khác.

Câu 2:

Dấu hiệu chung của các nhân tố tiến hóa: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là:

A. A. Làm thay đổi tần số alen của quần thể.

B. B. Làm phát sinh những kiểu gen mới trong quần thể.

C. C. Làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.

D. D. Làm phát sinh những biến dị mới trong quần thể.

Câu 3:

Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, chọn lọc tự nhiên:

A. A. Tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

B. B. Cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể.

C. C. Là nhân tố làm thay đổi mARN tần số alen không theo một hướng xác định.

D. D. Là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

Câu 5:

Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. A. Trong lớp Thú thì người có nhiều đặc điểm giống với vượn người (cấu tạo bộ xương, phát triển phôi, ... ).

B. B. Người và vượn người ngày nay có nguồn gốc khác nhau nhưng tiến hoá theo cùng một hướng.

C. C. Người có nhiều đặc điểm giống với động vật có xương sống và đặc biệt giống lớp Thú (thể thức cấu tạo cơ thể, sự phân hoá của răng, ...).

D. D. Người có nhiều đặc điểm khác với vượn người (cấu tạo cột sống, xương chậu, tư thế đứng, não bộ, ...).

Câu 6:

Các vụ cháy rừng, bão lũ, dịch bệnh là các ví dụ về loại nhân tố tiến hoá nào?

A. A. Giao phối không ngẫu nhiên.

B. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.

C. C. Giao phối ngẫu nhiên.

D. D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 9:

Nhân tố nào sau đây là nhân tố định hướng tiến hóa?

A. A. Đột biến.

B. B. Chọn lọc tự nhiên.

C. C. Các yếu tố ngẫu nhiên.

D. D. Di – nhập gen.

Câu 12:

Khi nói về tiến hóa nhỏ theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. A. Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.

B. B. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

C. C. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

D. D. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tiến hóa nhỏ?

A. A. Tiến hóa nhỏ làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

B. B. Tiến hóa nhỏ làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.

C. C. Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô rộng lớn, trong thời gian lịch sử rất dài.

D. D. Không thể nghiên cứu tiến hóa nhỏ bằng thực nghiệm.

Câu 18:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là?

A. A. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

B. B. Đột biến gen.

C. C. Biến dị tổ hợp.

D. D. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

Câu 19:

Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. A. Tiến hoá nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.

B. B. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) đưa đến sự hình thành loài mới.

C. C. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.

D. D. Kết quả của tiến hoá nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài.

Câu 22:

Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

A. A. Là phương thức hình thành loài chủ yếu gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.

B. B. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.

C. C. Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài.

D. D. Loài mới và loài gốc thường sống ở cùng một khu vực địa lí.

Câu 23:

Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là

A. A. Sinh lí – hóa sinh.

B. B. Địa lí – sinh thái.

C. C. Hình thái.

D. D. Cách li sinh sản.

Câu 24:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?

A. A. Chọn lọc tự nhiên.

B. B. Di – nhập gen.

C. C. Các yếu tố ngẫu nhiên.

D. D.Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 27:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là

A. A. Giao phối không ngẫu nhiên.

B. B. Chọn lọc tự nhiên.

C. C. Di – nhập gen.

D. D. Đột biến.

Câu 28:

Ví dụ nào sau đây thể hiện sự di nhập gen?

A. A. Sự trao đổi chéo của các NST trong giảm phân.

B. B. Động đất dẫn đến hình thành một vực sâu chia cắt một quần thể thỏ.

C. C. Tất cả các đột biến trong quần thể là trung tính.

D. D. Gió thổi hạt phấn từ quần thể ngô này sang quần thể ngô khác và thụ phấn chéo xảy ra.

Câu 31:

Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây?

A. A. Làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

B. B. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.

C. C. Chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen.

D. D. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.

Câu 32:

Nhân tố không được xếp vào các nhân tố tiến hoá là

A. Giao phối không ngẫu nhiên

B. Đột biến.

C. Di - nhập gen.

D. Giao phối ngẫu nhiên.

Câu 36:

Kết quả của giao phối không ngẫu nhiên là?

A. A. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể.

B. B. Làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.

C. C. Tạo nên sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình.

D. D. Tạo nên nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.

Câu 39:

Sự cách li có vai trò:

A. A. Ngăn cản sự giao phối tự do, do đó củng cố, tăng cường sự đồng nhất thành phần kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.

B. B. Ngăn cản sự giao phối tự do, do đó củng cố, tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.

C. C. Tăng cường sự giao phối tự do, do đó củng cố, tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.

D. D. Ngăn cản sự giao phối tự do, do đó hạn chế sự phân hoá thành phần kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.

Câu 40:

Đặc điểm không phải vai trò của giao phối ngẫu nhiên là?

A. A. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể, tạo nên sự đa hình về kiểu gen.

B. B. Dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.

C. C. Tạo nên sự đa hình về kiểu hình, hình thành nên vô số các biến dị tổ hợp.

D. D. Làm trung hoà tính có hại của đột biến góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 45 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh