Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn 30 câu hỏi Trắc nghiệm ADN có đáp án. Tài liệu bao gồm 46 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 3: ADN và Gen. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
5 Lần thi
Câu 1: Tên gọi của phân tử ADN là:
A. Axit đêôxiribônuclêic
B. Axit nuclêic
C. Axit ribônuclêic
D. Nuclêôtit
Câu 2: Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là
A. C, H, O, Na, S
B. C, H, O, N, P
C. C, H, O, P
D. C, H, N, P, Mg
Câu 3: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN là:
A. Là một bào quan trong tế bào
B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật
C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Đơn vị cấu tạo nên ADN là:
A. Axit ribônuclêic
B. Axit đêôxiribônuclêic
C. Axit amin
D. Nuclêôtit
Câu 5: Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:
A. A, U, G, X
B. A, T, G, X
C. A, D, R, T
D. U, R, D, X
Câu 6: Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở
A. Đưa đến sự nhân đôi của NST.
B. Đưa đến sự nhân đôi của ti thể.
C. Đưa đến sự nhân đôi của trung tử.
D. Đưa đến sự nhân đôi của lạp thể.
Câu 7: Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là:
A. Menđen
B. Oatxơn và Cric
C. Moocgan
D. Menđen và Moocgan
Câu 8: Chiều xoắn của phân tử ADN là:
A. Chiều từ trái sang phải
B. Chiều từ phải qua trái
C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ
D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau
Câu 9: Đường kính ADN và chiều dài của mỗi vòng xoắn của ADN lần lượt bằng:
A. 20 Å và 34 Å
B. 34 Å và 10 Å
C. 3,4 Å và 34 Å
D. 3,4 Å và 10 Å
Câu 10: Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa :
A. 20 cặp nuclêôtit
B. 20 nuclêôtit
C. 10 nuclêôtit
D. 30 nuclêôtit
Câu 11: Quá trình tự nhân đôi xảy ra ở:
A. Bên ngoài tế bào.
B. Bên ngoài nhân.
C. Trong nhân tế bào.
D. Trên màng tế bào.
Câu 12: Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào trong nguyên phân?
A. Kì trung gian
B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì sau và kì cuối
Câu 13: Từ nào sau đây còn được dùng để chỉ sự tự nhân đôi của ADN?
A. Tự sao ADN
B. Tái bản ADN
C. Sao chép ADN
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 14: Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là
A. Sự tham gia của các nuclêôtit tự do trong môI trường nội bào
B. Nguyên tắc bổ sung
C. Sự tham gia xúc tác của các enzim
D. Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn
Câu 16: Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là:
A. Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ
B. Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ
C. Phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ
D. Phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ
Câu 17: Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì:
A. Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ
B. Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
C. Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ
D. Có nửa mạch được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
Câu 18: Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtittự do loại T của môi trường đến liên kết với:
A. T mạch khuôn
B. G mạch khuôn
C. A mạch khuôn
D. X mạch khuôn
Câu 19: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit tự do loại G trên mạch khuôn sẽ liên kết với:
A. T của môi trường
B. A của môi trường
C. G của môi trường
D. X của môi trường
Câu 20: Chức năng của ADN là:
A. Mang thông tin di truyền
B. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
C. Truyền thông tin di truyền
D. Mang và truyền thông tin di truyền
Câu 23: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
A. 1200 nuclêôtit
B. 2400 nuclêôtit.
C. 3600 nuclêôtit.
D. 3120 nuclêôtit.
Câu 27: Một gen có chiều dài 2193 Å, quá trình nhân đôi của gen đã tạo ra 64 mạch đơn trong các gen con, trong đó có chứa 8256 nuclêôtit loại T.
Số nuclêôtit mỗi loại trong gen trên là:
A. A = T = 258; G = X = 387
B. A = G = 258; T = X = 387
C. A = T = 387; G = X = 258
D. A = T = 129; G = X = 516
Câu 28: Gen là gì?
A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit.
B. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
C. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một số phân tử ARN.
D. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một số loại chuỗi pôlipeptit hay một số loại phân tử ARN
Câu 29: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng
A. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào.
B. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể.
C. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
D. đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.
Câu 30: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
A. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.
C. Trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
D. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN trên hai hướng ngược chiều nhau.
Câu 31: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả
A. A = X, G = T
B. A = G, T = X
C. A + T = G + X
D. A + G = T + X
Câu 32: Theo nguyên tắc bổ sung thì về mặt số lượng đơn phân thì trường hợp nào sau đây là đúng
A. A = T, G = X
B. A + T = G + X
C. A + X + G = T + A + X
D. A + X = G + X
Câu 33: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả
A. A + T = G + X
B. A = G, T = X
C. (A + G)/(T + X) = L
D. A/T=G/X
Câu 34: Kết quả dẫn đến từ nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN là
A. A = X và T = G
B. A = G và A = X
C. A = T và G = X
D. G = 50%N
Câu 35: Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân, những trường hợp nào sau đây là đúng?
A. A+G = T+X
B. A + T + G = A + T + X
C. A = T; G = X
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 37: Tỉ số nào sau đây của ADN là đặc trưng cho từng loài sinh vật?
A. (A + G)/(T + X)
B. (A + T)/(G + X)
C. (A + X)/(T + X)
D. (G + T)/(T + X)
Câu 39: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
- A - T - G - X - T - A - G - T - X –
Đoạn mạch đơn bổ sung với nó có trình tự là:
A. - U - T - G - X - T - U - G - T - X –
B. - T - A - G - X - A - T - G - A - X –
C. - T - A - X - G - A - T - X - A - G –
D. - A - X - T - A - G - X - T -G - T –
Câu 40: Nếu một mạch ADN có trình tự bazơ nitơ là ATTTGX, thì trình tự của mạch bổ sung sẽ là
A. GXAAAT
B. ATTTGX
C. TAAAXG
D. TUUUXG
Câu 41: Một đoạn mạch khuôn của gen có A = 18%, T = 12%, G = 20%, X = 50%. Tỉ lệ % các loại nuclêôtit trên mạch bổ sung sẽ là bao nhiêu %?
A. A = 18%, T = 12%, G = 20%, X = 50%
B. A = 12%, T = 18%, G = 50%, X = 20%
C. A = 20%, T = 50%, G = 18%, X = 12%
D. A = 50%, T = 20%, G = 12%, X = 18%
Câu 42: Một phân tử ADN có nuclêôtit loại T là 200000 chiếm 20% trong tổng số nuclêôtit của phân tử, số nuclêôtit loại X của phân tử đó là
A. 300000
B. 400000
C. 200000
D. 100000
Câu 43: Một phân tử ADN có số nuclêôtit loại A = 650.000, số nuclêôtit loại G bằng 2 lần số nuclêôtit loại A. Vậy số nuclêôtit loại X là bao nhiêu?
A. 1.300.000
B. 650.000
C. 2.600.000
D. 325.000
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận