Câu hỏi: Vợ chồng anh A, chị X cùng hai con gái sống chung với mẹ đẻ của anh A là bà Q làm giám đốc một công ty tư nhân. Do không ép được chị X sinh con thứ 3 với hi vọng có được cháu trai, bà Q đã bịa đặt chị X ngoại tình để xúi giục anh A li hôn vợ. Bức xúc với mẹ chồng, chị X bí mật rút tiền tiết kiệm của hai vợ chồng rồi bỏ việc ở công ty của bà Q và về kinh doanh cùng mẹ đẻ của chị. Chị X và bà Q cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Huyết thống và gia tộc.
B. Hôn nhân và gia đình.
C. Lao động và công vụ.
D. Tài chính và việc làm.
Câu 1: Bà A kí hợp đồng chăm sóc vườn cây cho anh D với thời hạn 2 năm. Một lần, anh D có đợt công tác xa nhà 5 ngày, bà A đã tự ý nghỉ việc và đi du lịch trong suốt thời gian đó. Nhận được thông tin trên do chị Y là hàng xóm cung cấp, anh D đã chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với bà A nên bị anh B là con rể của bà A đến trụ sở công ty nơi anh D làm việc để gây rối. Vì việc xô xát giữa anh B và anh D gây mất trật tự nơi công cộng nên lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt cả hai anh. Những ai sau đây vi phạm pháp luật hành chính?
A. Bà A và anh D.
B. Anh D và anh B.
C. Bà A, anh B và chị Y.
D. Anh B, anh D và bà A.
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm, sản xuất và kinh doanh thu hẹp thì lượng cung hàng hóa thay đổi như thế nào?
A. tăng lên.
B. giảm xuống.
C. được mở rộng.
D. luôn bình ổn.
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 3: Quy định của pháp luật được áp dụng nhiều nơi, nhiều lần, trong tất cả các lĩnh vực là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính cưỡng chế.
C. Tính chính xác chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính quy phạm phổ biến.
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Anh D là chủ một cơ sở sản xuất đã làm giả hồ sơ thành lập công ty để lôi kéo chị X góp vốn với mục đích chiếm đoạt tài sản của chị. Sau khi nhận được 2 tỉ đồng góp vốn của chị X, anh D bí mật đem theo toàn bộ số tiền đó bỏ trốn nên chị X đã tố cáo sự việc này với cơ quan chức năng. Anh D phải chịu trách nhiệm pháp lý nào sau đây?
A. Hình sự và dân sự.
B. Hành chính và kỉ luật.
C. Hình sự và hành chính.
D. Dân sự và hành chính.
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Công dân báo cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là thực hiện quyền nào?
A. bãi nại.
B. khiếu nại.
C. tố cáo.
D. truy tố.
05/11/2021 3 Lượt xem
Câu 6: Anh M là giám đốc công ty tổ chức sự kiện Z, yêu cầu nhân viên của mình là anh S khống chế và giữ khách hàng của mình là anh Q tại nhà kho do anh Q có hành vi gây rối. Sau hai ngày tìm kiếm, vợ anh Q là chị T phát hiện anh bị giam ở công ty này nên đã nhờ anh B đến giải cứu chồng. Vì anh S không đồng ý thả anh Q nên anh B đã đánh khiến anh S bị gãy tay. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh M và anh S.
B. Anh M, anh S và chị T.
C. Anh S và anh B.
D. Anh M, chị T và anh B.
05/11/2021 3 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD của Trường THPT Bà Triệu
- 10 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn GDCD
- 1.1K
- 177
- 40
-
48 người đang thi
- 763
- 87
- 40
-
87 người đang thi
- 608
- 35
- 40
-
91 người đang thi
- 632
- 17
- 40
-
82 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận