Câu hỏi:

Ví dụ nào sau đây không được xem là thường biến?

189 Lượt xem
05/11/2021
3.2 5 Đánh giá

A. Màu hoa cẩm tú cầu biến đổi theo pH của đất trồng.

B. Da người sạm đen khi ra nắng trong một thời gian dài.

C. Lá của cây bàng rụng hết vào mùa thu mỗi năm.

D. Không phân biệt được màu sắc ở người bệnh mù màu.

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Câu 1:

Hô hấp hiếu khí có ưu thế hơn so với hô hấp kị khí ở điểm nào sau đây?

A. Tích lũy được nhiều năng lượng hơn.

B. Hô hấp hiếu khí tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O, nước cung cấp cho sinh vật khác sống.

C. Quá trình hô hấp hiếu khí cần có sự tham gia của O2 còn kị khí không cần O2.

D. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở mọi loài sinh vật còn hô hấp kị khí chỉ xảy ra ở 1 số loài sinh vật nhất định.

Xem đáp án

05/11/2021 10 Lượt xem

Câu 2:

Nghiên cứu 2 tính trạng di truyền ở 1 phả hệ người: tính trạng nhóm máu và tính trạng bệnh bạch tạng. Biết rằng tính trạng nhóm máu do 1 gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen quy định; tính trạng bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định; Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Trong một gia đình, người chồng (1) có nhóm máu A và người vợ (2) có nhóm máu B; cả hai đều không bị bạch tạng. Họ sinh được 2 người con trai (5) và (6) đều có nhóm máu B và bị bạch tạng; người con gái số (7) có nhóm máu A và không bị bạch tạng. Một gia đình khác gồm người chồng (3) có nhóm máu AB và người vợ (4) có nhóm máu A, họ sinh được hai người con đều không bị bạch tạng, trong đó người gái số (8) có nhóm máu A và người con trai số (9) có nhóm máu B. Người con trai số (6) lớn lên kết hôn với người con gái số (8).

Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Xác định chính xác kiểu gen của 6 người trong phả hệ.

II. Xác suất sinh con có nhóm máu O và bị bạch tạng của cặp 6-8 là 1/16.

III. Xác suất sinh con trai có nhóm máu A và không bị bạch tạng của cặp 6-8 là 3/32.

IV. Xác suất sinh con gái có nhóm máu B và không bị bạch tạng của cặp 6-8 là 1/32.

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Xem đáp án

05/11/2021 7 Lượt xem

Câu 5:

Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Đây là ví dụ về mối quan hệ

A. cạnh tranh cùng loài. 

B. hỗ trợ khác nhau.

C. cạnh tranh khác loài.

D. hỗ trợ cùng loài.

Xem đáp án

05/11/2021 8 Lượt xem

Câu 6:

Nhận xét nào sau đây sai về các thể đột biến số lượng NST?

A. Các thể đa bội chẵn có khả năng sinh sản hữu tính.

B. Thể đa bội được hình thành do hiện tượng tự đa bội hoặc lai xa kèm đa bội hoá.

C. Thể lệch bội phổ biến ở thực vật hơn ở động vật.

D. Thể đa bội lẻ thường không có có khả năng sinh sản, vì vậy không được áp dụng trong nông nghiệp tạo giống.

Xem đáp án

05/11/2021 12 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Bình Liêu
Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh