Câu hỏi: Thư tín dụng là gì?
A. Lệnh của người mua yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình trả cho người bán.
B. Lệnh của ngân hàng bên mua đối với ngân hàng bên bán khác địa phương yêu cầu trả tiền theo chứng từ người bán đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
C. Lệnh của người bán yêu cầu Ngân hàng của người mua thanh toán tiền cho mình.
D. Lệnh của ngân hàng bên bán đối với người mua khác địa phương yêu cầu trả tiền theo các chứng từ bên bán đã giao xong hàng hóa, dịch vụ.
Câu 1: Muốn thanh toán theo thể thức mở thư tín dụng, đơn vị mua hàng phải viết 6 liên giấy mở thư tín dụng để nộp vào ngân hàng phục vụ mình. Ngân hàng này sử dụng 6 liên này như thế nào?
A. 1 liên ghi Nợ người mở thư tín dụng, 1 liên báo Nợ, 4 liên gửi ngân hàng bên bán
B. 1 liên ghi Nợ, 1 liên ghi Có cho người bán, 4 liên gửi ngân hàng bên bán
C. 1 liên ghi Nợ người mở thư tín dụng, 1 liên báo Nợ, 1 liên ghi Có TK ký quĩ đảm bảo thanh toán, 3 liên gửi ngân hàng bên bán
D. 1 liên ghi Nợ, 1 liên báo Nợ, 1 liên ghi Có cho người bán, 1 liên báo Có cho người bán, 2 liên gửi ngân hàng bên bán
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 2: Ngân hàng cấp séc chuyển tiền làm những việc gì trước khi trao séc cho khách hàng?
A. Nhận ủy nhiệm chi của người xin cấp séc chuyển tiền, cấp séc chuyển tiền cho khách
B. Nhận ủy nhiệm chi, lập giấy báo liên hàng, ghi Có TK “Liên hàng đi” để chuyển tiền, cấp séc cho khách
C. Nhận ủy nhiệm chi, dùng liên 1 ủy nhiệm chi ghi Nợ TK người xin cấp séc, liên 2 ghi Có TK “Ký quĩ bảo đảm” trao giấy báo Nợ (liên 3) và trao séc chuyển tiền cho khách
D. Nhận ủy nhiệm chi, nhận séc, ghi Nợ TK tiền gửi của người phát hành séc, ghi Có “Liên hàng đi” để chuyển tiền, trao séc cho khách
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 3: Doanh nghiệp gửi tới Ngân hàng bốn liên ủy nhiệm chi. Ngân hàng sử dụng như thế nào?
A. 2 liên làm chứng từ hạch toán bên Nợ và 2 liên làm chứng từ hạch toán bên Có
B. Lưu 1 liên, gửi cho người thụ hưởng 3 liên
C. Lưu 2 liên, 1 liên làm chứng từ hạch toán bên Nợ và 1 liên làm chứng từ hạch toán bên Có
D. 1 liên hạch toán bên Nợ, 1 liên hạch toán bên Có, 1 liên báo Nợ, 1 liên báo Có
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Hạch toán kế toán ngân hàng có một nguyên tắc khá quan trọng, nhưng khi hạch toán séc bảo chi được phép không thực hiện nguyên tắc đó. Đó là nguyên tắc nào và vì sao được phép không thực hiện?
A. Nguyên tắc ghi 1 Có nhiều Nợ; Séc báo chi thì chỉ 1 Có, 1 Nợ
B. Nguyên tắc ghi 1 Nợ nhiều có; Séc báo chi chỉ có 1 Có, 1 Nợ
C. Nguyên tắc ghi đồng thời Nợ, Có; Séc báo chi không ghi đồng thời
D. Nguyên tắc ghi Nợ trước, Có sau; Séc báo chi được phép ghi Có trước vì đã được kí quỹ đảm bảo thanh toán
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Khi ký quỹ bảo đảm thanh toán Séc chuyển tiền kế toán ngân hàng hạch toán như thế nào?
A. Nợ TK 4211 (đơn vị chuyển tiền) | Có TK 4271
B. Nợ TK 4272 | Có TK 4211 (đơn vị chuyển tiền)
C. Nợ TK 4211 (đơn vị chuyển tiền) | Có TK 4272
D. Nợ TK 4271 | Có TK 4211 (đơn vị chuyển tiền)
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 6: Séc bảo chi là gì?
A. Là séc do ngân hàng phát hành để thanh toán cho khách hàng.
B. Là séc do doanh nghiệp, cá nhân phát hành trên cơ sở có lưu ký tiền ở ngân hàng do đó đảm bảo khả năng thanh toán.
C. Là séc do chủ tài khoản viết séc được Ngân hàng ký và đóng dấu bảo chi, nên đảm bảo thanh toán. Người phát hành séc phải lưu ký trước số tiền ghi trên séc vào tài khoản riêng (TK4271).
D. Là séc do kho bạc Nhà nước phát hành nên luôn đảm bảo được thanh toán.
30/08/2021 2 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kế toán ngân hàng - Phần 8
- 7 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kế toán ngân hàng có đáp án
- 1.3K
- 74
- 25
-
25 người đang thi
- 876
- 34
- 25
-
31 người đang thi
- 872
- 40
- 25
-
68 người đang thi
- 540
- 26
- 25
-
51 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận