Câu hỏi: Theo anh/chị, khi tiến hành làm thủ tục giải ngân cho khách hàng, tất cả các hồ sơ đều hợp lý, hợp lệ, trước lúc khách hàng nhận tiền giải ngân, anh/chị nghe thông tin bên ngoài rằng khách hàng này từng lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khách và đang bị thưa kiện, vậy anh/chị có tiếp tục để khách hàng nhận tiền vay không? Tại sao?
A. Tạm ngừng giải ngân cho khách hàng, báo cáo lãnh đạo về trường hợp thông tin bất lợi có thể gây rủi to cho ngân hàng,để lãnh đạo cử cán bộ xác minh lại và trả lời khách hàng sau!
B. Vẫn để khách hàng tiếp tục nhận tiền vay, vì các hồ sơ đều hợp lệ, khách hàng đã chứng minh nguồn thu và tài sản thế chấp đảm bảo, và việc này không gây rủi ro cho chính anh/chị vì CBTD và lãnh đạo đã duyệt hồ sơ này rồi.
C. Vẫn để khách hàng tiếp tục nhận tiền vay, vì các hồ sơ đều hợp lệ, khách hàng đã chứng minh nguồn thu và tài sản thế chấp đảm bảo.
D. Vẫn giải ngân cho khách hàng, nhưng đề nghị khách hàng ký quỹ 100% lại và xác minh lại nếu đủ điều kiện thì khách hàng cứ rút tiền ký quỹ ra, không làm thủ tục lại mất thời gian.
Câu 1: Hiện nay theo quy định của NH sản phẩm cho vay kinh doanh trả góp DN vừa và Nhỏ quy định số tiền và thời hạn vay tối đa là bao nhiêu?
A. 03 tỷ đồng và 36 tháng.
B. 03 tỷ đồng và 60 tháng.
C. 05 tỷ đồng và 36 tháng.
D. 05 tỷ đồng và 60 tháng
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 2: Áp dụng Mô hình SWOT để phân tích?
A. Điểm yếu và điểm mạnh/Cơ hội và thành công của một doanh nghiệp
B. Điểm yếu và điểm mạnh/nguy cơ và thách thức của một doanh nghiệp
C. Điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức của một doanh nghiệp
D. Thị trường và sản phẩm/ cơ hội và thách thức của một doanh nghiệp
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 3: Theo quy định của NHNN thì trường hợp sau đây phải trích tỷ lệ dự phòng rủi ro là 50%:
A. Khoản vay đã quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
B. Khoản vay đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại lần đầu.
C. Khoản vay không có tài sản đảm bảo nhưng đã quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
D. Cả a và b đều đúng
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 4: Giá trị pháp lý của việc đăng ký giao dịch đảm bảo là:
A. Các giao dịch đảm bảo đã đăng ký có giá trị đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký cho đến khi hết hiệu lực đăng ký theo quy định.
B. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa những người cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản được xác định theo thứ tự đăng ký.
C. Việc đăng ký giao dịch đảm bảo và giấy chứng nhận đăng ký giao dịch đảm bảo không có giá trị xác nhận tính xác thực của giao dịch đảm bảo
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Mức cho vay và tỷ lệ cho vay trong sản phẩm cho vay chứng minh năng lực tài chính là:
A. Mức cho vay tối đa 100% chi phí và tỷ lệ cho vay tối đa 100% giá trị tài sản đảm bảo.
B. Mức cho vay tối đa 100% chi phí và tỷ lệ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo
C. Mức cho vay tối đa 70% chi phí và tỷ lệ cho vay tối đa 100% giá trị tài sản đảm bảo
D. Mức cho vay tối đa 70% chi phí và tỷ lệ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 6: Theo luật các Tổ chức tín dụng, đảm bảo tiền vay tại các tổ chức tín dụng được thực hiện như thế nào?
A. NHNN quy định việc cho vay có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba trong từng thời kỳ nhất định.
B. Tổ chức tín dụng được nhận tất cả tài sản mà pháp luật không cấm giao dịch (cho, bán, tặng, chuyển nhượng) để làm tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh.
C. Tổ chức tín dụng có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tổ chức tín dụng không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay
D. Tất cả đều đúng.
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào Sacombank có đáp án - Phần 5
- 0 Lượt thi
- 45 Phút
- 25 Câu hỏi
- Người đi làm
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận