Câu hỏi: Phương pháp hô hấp nhân tạo đặt nạn nhân nằm sấp là phương pháp
A. Phải có 2 người mới thực hiện được
B. Chỉ cần một người cấp cứu
C. Có thể một người hoặc hai người cùng phối hợp động tác với nhau
D. Cả 3 ý trên đều sai
Câu 1: Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định: ai làm trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động làm bị thương nặng nhiều người?
A. Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền
B. Thanh tra chuyên ngành về ATVSLĐ thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh
C. Trưởng công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn lao động
D. Thanh tra Sở Y tế
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Yêu cầu bạn đánh giá các yếu tố nguy hiểm khi vận hành máy mài cầm tay
A. Do không có các thiết bị che chắn
B. Do dễ tiếp xúc mạnh giữa phần lưỡi quay đá mài với vật gia công, làm vật gia công văng ra
C. Do tiếp xúc với phần lưỡi quay đá mài của máy mài; các mảnh vụn văng ra khi lưỡi mài bị vỡ; các mảnh vụng của vật gia công hoặc vật gia công văng ra; Có khả năng té ngã, nếu đứng không vững; Có khả năng bị điện giật
D. Do phần lưỡi quay đá mài quay với tốc độ cao
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 3: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động 81% thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức nào sau đây:
A. Cứ suy giảm khả năng lao động 1% được bồi thường 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
B. Bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
C. Bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương hiện hưởng
D. Bồi thường ít nhất 29,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định: người lao động có quyền nào sau đây?
A. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nếu thấy rõ nguy cơ gây tai nạn lao động gây ảnh hưởng nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình
B. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý
C. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nếu nguy cơ gây tai nạn lao động đã được người quản lý khắc phục
D. Không được từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nếu thấy nguy cơ gây tai nạn lao động mà chỉ cần báo với cấp trên để giải quyết
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 5: Theo Qui trình ATĐ ban hành theo Quyết định số 959/QĐ-EVN ngày 09/8/2018 qui định: Nếu xảy ra tai nạn, sự cố hoặc có thể gây mất an toàn cho người và hư hỏng thiết bị thì nhân viên vận hành phải xử lý thế nào?
A. Nhân viên vận hành phải báo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên và người quản lý trực tiếp của mình và xin cắt thiết bị ra khỏi hệ thống điện
B. Nhân viên vận hành phải báo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên và xin cắt thiết bị ra khỏi hệ thống điện. Sau khi thao tác xong phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp của mình biết những nội dung công việc đã làm, đồng thời phải ghi đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành
C. Nhân viên vận hành được phép cắt các máy cắt, dao cách ly mà không phải có lệnh hoặc phiếu thao tác, nhưng sau đó phải báo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên và người phụ trách trực tiếp của mình biết những nội dung công việc đã làm, đồng thời phải ghi đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành
D. Không có câu nào đúng
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 6: Quản đốc, phó quản đốc phân xưởng (hoặc cấp tương đương), đội trưởng, đội phó đội sản xuất, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất, công nhân (nhân viên) phải được huấn luyện, kiểm tra quy trình An toàn điện
A. Mỗi năm 01 lần
B. Mỗi năm 02 lần
C. 02 năm 01 lần
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 5
- 2 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận