Câu hỏi: Phiếu công tác là:
A. Giấy cho phép đơn vị công tác làm việc với thiết bị điện và phòng ngừa để không xảy ra tai nạn điện
B. Phiếu công tác do người được giao nhiệm vụ của đơn vị quản lý vận hành cấp
C. Gồm cả 2 câu A, B
Câu 1: Theo Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 quy định: đối tượng nào sau đây phải được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy?
A. Người có chức danh chỉ huy chữa cháy được quy định trong Luật phòng cháy và chữa cháy.
B. Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ và các cá nhân có yêu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
C. Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
30/08/2021 4 Lượt xem
Câu 2: Việc tổ chức đo lường các yếu tố có hại ít nhất mấy lần trong một năm:
A. 2 lần
B. 1 lần
C. 3 lần
D. 4 lần.
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 3: Khi cứu nạn nhân bị điện giật bị mất tri giác, nhưng nạn nhân còn thở nhẹ, tim còn đập yếu ta phải làm như thế nào?
A. Để nạn nhân ở chỗ thoáng khí, yên tĩnh, chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau đó đi mời y, bác sĩ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.
B. Nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo và hà hơi thổi ngạt, phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có y, bác sỹ đến giúp.
C. Nếu nạn nhân bị mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (trời rét phải đặt ở nơi kín gió), nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi nưới rãi trong mồm, cho ngửi nước tiểu, ma sát toàn thân cho nóng lên và mời y, bác sỹ đến để chăm sóc.
D. Các câu trên đều đúng.
30/08/2021 6 Lượt xem
Câu 4: Một nạn nhân bị bỏng do nhiệt, điều mà bạn cần phải làm là:
A. Dùng kim sạch chọc các nốt phỏng lớn, sau đó dùng gạc sạch băng nhẹ lên vùng bị bỏng và chuyển nạn nhân về bệnh viện.
B. Ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát, hoặc dùng khăn sạch bọc nước đá chườm lạnh lên vùng da bị bỏng khoảng 10-15 phút, nếu có biểu hiện phồng rộp dùng gạc sạch băng nhẹ lên, cho nạn nhân uống nhiều nước có pha ít muối và chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
C. Theo kinh nghiệm dân gian: Bôi lên vùng da bị bỏng nước mắm hoặc kem đánh răng để giảm đau và chuyển nạn nhân về bệnh viện.
D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng.
30/08/2021 4 Lượt xem
Câu 5: Tại Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp nào không được hưởng chế độ ốm đau của Bảo hiểm xã hội?
A. Bị ốm đau phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
B. Bị tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
C. Bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác.
D. Chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
30/08/2021 9 Lượt xem
Câu 6: Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy trên đường mà trong khí thở có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị cấm?
A. Nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở.
B. Nồng độ cồn vượt quá 0,20 miligam/ 1 lít khí thở.
C. Nồng độ cồn vượt quá 0,15 miligam/ 1 lít khí thở.
30/08/2021 5 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 4
- 2 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận