Câu hỏi:
Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2. Cho các cây F2 tự thụ, xác suất để F3 chắc chắn không có sự phân tính:
A. 7/16
B. 3/16
C. 9/16
D. 1/2
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 2: Một quần thể thực vật giao phấn đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có hai alen là A và a, trong đó tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể là:
A. 0,36.
B. 0,16.
C. 0,40.
D. 0,48.
05/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen và nhập cư có thể làm phong phú vốn gen trong quần thể.
B. Giao phối không ngẫu nhiên và di – nhập gen đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Yếu tố ngẫu nhiên và đột biến gen có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
D. Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định.
05/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Tiến hành nuôi hạt phấn của cây có kiểu gen AaBbDd để tạo dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, có thể thu được tối đa bao nhiêu dòng thuần?
A. 2
B. 8
C. 4
D. 16
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 5: Mẹ có kiểu gen XAXA, bố có kiểu gen XaY, con gái có kiểu gen XAXAXa. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây về quá trình giảm phân của bố và mẹ là đúng?
A. Trong giảm phân II ở bố, NST giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường
B. Trong giảm phân I ở bố, NST giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bính thường
C. Trong giảm phân II hoặc I ở mẹ, NST giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường
D. Trong giảm phân I hoặc II ở bố, NST giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 6: Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cạnh tranh cùng loài làm giảm mật độ cá thể của quần thể.
B. Trong cùng một quần thể, thường xuyên diễn ra cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài.
C. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của các quần thể.
D. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
05/11/2021 0 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Hoàng Hoa Thám
- 2 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.2K
- 150
- 40
-
39 người đang thi
- 972
- 40
- 40
-
30 người đang thi
- 769
- 22
- 40
-
42 người đang thi
- 682
- 5
- 40
-
49 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận