Câu hỏi:
Nhà nước xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã được xác lập để phục vụ lợi ích của đa số nhân dân lao động; người lao động thoát khỏi áp bức bất công, được thụ hưởng những thành quả lao động của mình theo nguyên tắc
A. làm theo năng lực, hưởng theo lao động.
B. làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
C. làm theo quy định, hưởng theo lao động.
D. làm đến đâu, hưởng đến đó.
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây thể hiện nội dung trên lĩnh vực chính trị trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố, nâng cao.
B. Các chính sách được thực hiện có hiệu quả.
C. Đảm bảo mọi quyền lợi của người lao động.
D. Đảm bảo quyền tự do, dân chủ của công dân
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Đặc điểm nổi bật và bao trùm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là đặc điểm nào sau đây?
A. Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
B. Sự tồn tại đan xen và đấu tranh lẫn nhau giữa những yếu tố của xã hội mới và những tàn dư của xã hội cũ.
C. Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.
D. Nền kinh tế phát triển với trình độ cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước ta bắt đầu từ năm nào trong các năm dưới đây?
A. 1945.
B. 1954.
C. 1975.
D. 1986.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Nguyên nhân nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội là do đâu?
A. Xuất phát từ ý định chủ quan của con người.
B. Là một yếu tố khách quan.
C. Do tình hình thế giới tác động.
D. Do mơ ước của toàn dân.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Có ý kiến cho rằng: "Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội nhất thiết phải qua chế độ tư bản chủ nghĩa vì chỉ có qua chế độ tư bản chủ nghĩa thì mới có đầy đủ cơ sở vật chất để xây dựng chủ nghĩa xã hội". Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?
A. Việt Nam phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Nếu không sẽ tụt hậu so với các nước trên thế giới.
B. Việt Nam bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp thu, kế thừa khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, kinh tế hiện đại để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Việt Nam không cần phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan.
D. Việt Nam phải xây dựng nền kinh tế phát triển dựa trên việc chuyển giao công nghệ hiện đại của thế giới.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, kề vai sát cánh với nhau và có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá Việt Nam. Đây là đặc trưng cơ bản nào trong các đặc trưng sau đây của chủ nghĩa xã hội ở Việt nam?
A. Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
B. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
C. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
D. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 8 (có đáp án): Chủ nghĩa xã hội (phần 2)
- 2 Lượt thi
- 16 Phút
- 16 Câu hỏi
- Học sinh
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận