Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bài tập Chính sách đối ngoại cực hay có đáp án (GDCD 11). Tài liệu bao gồm 19 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Phần 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
31 Phút
Tham gia thi
1 Lần thi
Câu 1: Tại sao thực hiện chính sách đối ngoại là một tất yếu khách quan?
A. A. Nước ta là một bộ phận của thế giới, vận động trong bối cảnh chung của thế giới.
B. B. Không thể phát triển kinh tế nếu không hợp tác với các nước.
C. C. Nước ta chịu nhiều sức ép của những biến động xảy ra trên thế giới.
D. D. Các nước khác yêu cầu chúng ta phải hợp tác.
Câu 2: Nội dung nào nằm trong nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi?
A. A. Các nước tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi.
B. B. Các nước tôn trọng quyền tự chủ của nhau.
C. C. Hợp tác, hòa bình, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau.
D. D. Các nước tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, hợp tác cùng có lợi.
Câu 3: Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại là
A. A. chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
B. B. đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội.
C. C. đẩy mạnh kinh tế đối ngoại.
D. D. củng cố và tăng cường quan hệ với các nước.
Câu 4: Theo em, nội dung nào dưới đây thể hiện nguyên tắc trong chính sách đối ngoại của nước ta?
A. A. Đào tạo lưu học sinh trong các trường đại học.
B. B. Hợp tác đào tạo du học sinh ở Nhật Bản.
C. C. Mở rộng các dịch vụ du lịch phục vụ khách nước ngoài.
D. D. Mở thêm các lớp dạy các thứ tiếng nước ngoài.
Câu 5: Việc người dân địa phương ở các địa điểm du lịch rất thông thuộc tiếng Anh trong giao tiếp. Theo em, điều đó nói nên điều gì?
A. A. Người dân đang thực hiện công tác đối ngoại nhân dân.
B. B. Người dân hội nhập để phát triển kinh tế.
C. C. Trình độ dân trí của nước ta được nâng cao.
D. D. Dân tộc Việt Nam thông minh, dễ hòa nhập.
Câu 6: Phương châm: quan hệ đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá thể hiện ở việc
A. A. nước ta quan hệ kinh tế với tất cả các nước trên thế giới.
B. B. nước ta có quan hệ song phương và đa phương với tất cả các nước.
C. C. nước ta muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.
D. D. nước ta muốn hòa bình, phát triển phồn vinh.
Câu 7: Mở rộng quan hệ đối ngoại giúp đất nước ta
A. A. củng cố và tăng cường quan hệ với các nước trên thế giới.
B. B. phát triển công tác đối ngoại nhân dân.
C. C. tranh thủ được nhiều nguồn lực để phát triển.
D. D. đẩy mạnh hoạt động kinh tế.
Câu 8: Việc làm nào dưới đây không thuộc nguyên tắc “Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”?
A. A. Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước khác.
B. B. Phản đối chiến tranh, giữ vững môi trường hòa bình.
C. C. Làm thất bại âm mưu phá hoại nước ta của thế lực thù địch.
D. D. Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế.
Câu 9: Để phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của nước ta là đẩy mạnh hoạt động
A. A. đầu tư ra nước ngoài.
B. B. kinh tế đối ngoại.
C. C. xuất nhập khẩu.
D. D. thương mại với bên ngoài.
Câu 10: Vai trò của chính sách đối ngoại là chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới; góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước và
A. A. nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.
B. B. giữ nguyên vị thế nước ta trên trường quốc tế.
C. C. mất đi vị thế nước ta trên trường quốc tế.
D. D. nước ta giữ vị thế độc tôn trên trường quốc tế.
Câu 11: Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại thể hiện ở việc
A. A. tin tưởng và chấp hành chính sách đối ngoại của Nhà nước.
B. B. những người làm công tác đối ngoại mới cần thực hiện.
C. C. chỉ những người có trách nhiệm mới thực hiện.
D. D. đó là việc của Nhà nước.
Câu 12: Một trong những nội dung nói về vai trò của đối ngoại là
A. A. chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới.
B. B. giữ vững môi trường hoà bình, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới.
C. C. đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
D. D. góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Câu 13: Một trong những nội dung nói về nhiệm vụ của đối ngoại là
A. A. chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới.
B. B. góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
C. C. nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.
D. D. góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Câu 14: Một trong các phương hướng cơ bản của chính sách đối ngoại là
A. A. chủ động tham gia giao lưu với các nước trong khu vực.
B. B. chủ động tham gia vào các diễn đàn hợp tác.
C. C. chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người.
D. D. chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi.
Câu 15: Một trong các nhiệm vụ quan trọng của chính sách đối ngoại là
A. A. củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản.
B. B. tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
C. C. chủ động tham gia hợp tác với các nước láng giềng.
D. D. chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi.
Câu 16: Một trong các mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại là
A. A. phát triển công tác đối ngoại nhân dân.
B. B. phát triển kinh tế đất nước.
C. C. phát triển nguồn nhân lực ngoại giao.
D. D. phát triển nguồn nhân lực trình độ cao.
Câu 17: Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; tôn trọng, bình đẳng cùng có lợi, là nói đến nội dung nào dưới đây của chính sách đối ngoại ở nước ta?
A. A. Vai trò.
B. B. Nhiệm vụ.
C. C. Nguyên tắc.
D. D. Ý nghĩa.
Câu 18: Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội là nói đến nội dung nào dưới đây của chính sách đối ngoại ở nước ta?
A. A. Vai trò.
B. B. Phương hướng.
C. C. Nguyên tắc.
D. D. Ý nghĩa.
Câu 19: Trong quan hệ quốc tế hiện nay, xu thế nào dưới đây được coi là nổi trội và tác động sâu sắc đến đường lối, chính sách đối ngoại của nước ta?
A. A. Xu thế cạnh tranh gay gắt giữa các nước.
B. B. Xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển.
C. C. Bất đồng giữa các nước ngày càng gia tăng.
D. D. Tranh chấp lãnh thổ, xung đột sắc tộc, tôn giáo ngày càng gia tăng.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận