Câu hỏi:
Một hạt nhân đang đứng yên thì phóng xạ ra hạt \(\alpha \) và chuyển thành hạt nhân khác. Trong trường hợp này, động năng của hạt \(\alpha \) sinh ra
A. lớn hơn động năng của hạt nhân sau phân rã.
B. bằng động năng của hạt nhân sau phân rã.
C. nhỏ hơn động năng của hạt nhân sau phân rã.
D. nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân sau phân rã.
Câu 1: Đặc tính nào sau đây của dòng điện xoay chiều là khác với dòng điện không đổi?
A. Làm bóng đèn dây tóc phát sáng.
B. Gây tỏa nhiệt khi chạy qua điện trở.
C. Chạy qua được cuộn dây.
D. Chạy qua được tụ điện.
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 2: Trên mặt nước có một nguồn phát sóng dao đông theo phương thẳng đứng với phương trình \(u=5cos\left( 4\pi t-\frac{\pi }{3} \right)\) cm. Sóng truyền trên mặt nước với tốc độ bằng 8 cm/s tới điểm M trên mặt nước cách các nguồn 6 cm. Pha ban đầu của sóng tới tại M bằng
A. \(\frac{\pi }{2}\)
B. \(\frac{4\pi }{3}\)
C. \(0\)
D. \(\frac{2\pi }{3}\)
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 3: Hai dòng điện không đổi có cường độ \({{I}_{1}}=6A\) và \({{I}_{2}}=9A\) chạy ngược chiều trong hai dây dẫn thẳng, rất dài, song song với nhau và cách nhau 10 cm trong chân không. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng điện I1 một đoạn 6 cm và cách dây dẫn mang dòng điện I2 một đoạn 8 cm có độ lớn bằng
A. \({{3.10}^{-5}}T\)
B. \({{0,25.10}^{-5}}T\)
C. \({{4,25.10}^{-5}}T\)
D. \({{3,3.10}^{-5}}T\)
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 4: Hai điện tích điểm \({{q}_{1}}={{2.10}^{-8}}C\) và \({{q}_{2}}=-{{1,8.10}^{-7}}C\) đặt tại hai điểm cố định cách nhau 12 cm trong chân không. Đặt điện tích điểm q3 tại một vị trí sao cho hệ ba điện tích đứng cân bằng. Giá trị của q3 là
A. \(-{{4,5.10}^{-8}}C\)
B. \({{45.10}^{-8}}C\)
C. \(-{{45.10}^{-8}}C\)
D. \({{4,5.10}^{-8}}C\)
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 5: Do sự phát bức xạ nên mỗi ngày (86400 s) khối lượng Mặt Trời giảm một lượng \({{3,744.10}^{14}}kg\). Biết vận tốc ánh sáng trong chân không là \({{3.10}^{8}}m/s\). Công suất bức xạ (phát xạ) trung bình của Mặt Trời bằng
A. \({{6,9.10}^{15}}M\text{W}\)
B. \({{4,9.10}^{40}}M\text{W}\)
C. \({{3,9.10}^{20}}M\text{W}\)
D. \({{5,9.10}^{10}}M\text{W}\)
05/11/2021 4 Lượt xem
Câu 6: Khi một con lắc đơn dao động tự do trong trường trọng lực của trái đất, độ lớn lực căng của sợi dây đạt cực đại khi vật nặng của con lắc đi qua vị trí có
A. động năng bằng thế năng.
B. vận tốc bằng không.
C. gia tốc tiếp tuyến bằng không.
D. độ lớn gia tốc cực đại.
05/11/2021 4 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Phương Sơn
- 0 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG môn Vật lý
- 1.1K
- 96
- 40
-
76 người đang thi
- 627
- 17
- 40
-
59 người đang thi
- 634
- 10
- 40
-
40 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận