Câu hỏi:
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nặng khối lượng m = 1kg, lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m. Đặt giá đỡ B nằm ngang đỡ vật m để lò xo có chiều dài tự nhiên. Cho giá B chuyển động đi xuống dưới với gia tốc \(a=2m/{{s}^{2}}\)không vận tốc ban đầu. Chọn trục tọa độ có phương thẳng đứng, chiều dương hướng xuống dưới, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng của vật, gốc thời gian là lúc vật rời B. Phương trình dao động của vật là
A. \(x=6\cos \left( 10t-1,91 \right)cm.\)
B. \(x=6\cos \left( 10t+1,91 \right)cm.\)
C. \(x=5\cos \left( 10t-1,71 \right)cm.\)
D. \(x=5\cos \left( 10t+1,71 \right)cm.\)
Câu 1: Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn \(0,62\mu m\). Chiếu vào chất bán dẫn đó lần lượt các chùm bức xạ đơn sắc có tần số \({{f}_{1}}=4,{{5.10}^{14}}Hz;\,{{f}_{2}}=5,{{0.10}^{13}}Hz;\,{{f}_{3}}=6,{{5.10}^{13}}Hz;{{f}_{4}}=6,{{0.10}^{14}}H\text{z}\) thì hiện tượng quang dẫn sẽ xảy ra với chùm bức xạ nào?
A. Chùm bức xạ 1.
B. Chùm bức xạ 2.
C. Chùm bức xạ 3.
D. Chùm bức xạ 4.
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 2: Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng \({{\lambda }_{1}}=0,75\mu m\) và \({{\lambda }_{2}}=0,25\mu m\) vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện \({{\lambda }_{o}}=0,35\mu m.\) Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện?
A. Cả hai bức xạ.
B. Chỉ có bức xạ \({{\lambda }_{2}}\).
C. Chỉ có bức xạ \({{\lambda }_{1}}\).
D. Không có bức xạ nào trong hai bức xạ đó.
05/11/2021 4 Lượt xem
Câu 3: Dùng proton có động năng 5,45 (MeV) bắn phá hạt nhân \(B{{e}^{9}}\) đứng yên tạo ra hai hạt nhân mới là hạt nhân \(L{{i}^{6}}\), hạt nhân X. Biết động năng của hạt nhân Li là 3,05 (MeV). Cho khối lượng của các hạt nhân: \({{m}_{Be}}=9,01219u;\,{{m}_{P}}=1,0073u;{{m}_{u}}=6,01513u;{{m}_{X}}=4,0015u;1u{{c}^{2}}=931(MeV)\). Tính động năng của hạt X.
A. 8,11 MeV.
B. 5,06 MeV.
C. 5,07 MeV.
D. 5,08 MeV.
05/11/2021 4 Lượt xem
Câu 4: Tìm phương án sai. Năng lượng liên kết hạt nhân bằng
A. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân đó nhân với tổng số nuclon trong hạt nhân.
B. Năng lượng tỏa ra khi các nuclon liên kết với nhau tạo thành hạt nhân đó.
C. Năng lượng tối thiểu để phá vỡ hạt nhân đó thành các nuclon riêng rẽ.
D. Năng lượng tối thiểu để phá vỡ hạt nhân đó.
05/11/2021 4 Lượt xem
Câu 5: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vectơ gia tốc của chất điểm có
A. Độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên.
B. Độ lớn cực tiểu khi đi qua vị trí cân bằng, luôn cùng chiều với vecto vận tốc.
C. Độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.
D. Độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.
05/11/2021 6 Lượt xem
Câu 6: Một con lắc đơn, trong khoảng thời gian \(\Delta t=10\) phút nó thực hiện 299 dao động. Khi giảm độ dài của nó bớt 40cm, trong cùng khoảng thời gian \(\Delta t\) như trên, con lắc thực hiện 386 dao động. Gia tốc rơi tự do tại nơi thí nghiệm là
A. \(9,8m/{{s}^{2}}.\)
B. \(9,81m/{{s}^{2}}.\)
C. \(9,82m/{{s}^{2}}.\)
D. \(9,83m/{{s}^{2}}.\)
05/11/2021 5 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Phước Long
- 0 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG môn Vật lý
- 1.2K
- 96
- 40
-
71 người đang thi
- 756
- 17
- 40
-
22 người đang thi
- 791
- 10
- 40
-
29 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận