Câu hỏi: Một BN nam, 76 tuổi, NV vì yếu 2 chi dưới. Bệnh trước NV khoảng 6 tháng, BN hay than đau vùng cổ gáy, đau có lúc lan dọc bờ ngoài cánh tay (P) xuống đến ngón tay cái bên (P). Ngày NV, BN đang đi lại trong nhà, trượt chân té ngửa ra sau, đập vùng cổ gáy vào cạnh bàn. Sau té BN đau vùng cổ gáy lan tay (P) nhiều hơn, yếu 2 chi dưới, không tự đi lại được, và được cho nhập Bv 115. Khám lúc NV phát hiện BN tỉnh, ngôn ngữ bình thường, không liệt dây sọ, yếu 2 chi dưới sức cơ 1/5, giảm toàn bộ cảm giác nông và sâu từ trên vú trở xuống, PXGC (-) ở 2 chi dưới, Babinski (+) 2 bên, BN bí tiểu, cầu bàng quang (+), và được đặt thông tiểu lưu tại cấp cứu Bv 115. Sưng bầm nhẹ vùng cổ gáy. Cận lâm sàng nào cần được ưu tiên chọn lựa đầu tiên cho BN này:

93 Lượt xem
30/08/2021
3.2 9 Đánh giá

A. MRI cột sống cổ / ngực không tiêm cản từ

B. MRI cột sống cổ / ngực có tiêm cản từ

C. CT cột sống cổ / ngực không tiêm cản quang

D. CT cột sống cổ / ngực có tiêm cản quang

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Xem đáp án

30/08/2021 6 Lượt xem

Câu 4: BN nam, 41 tuổi, nhập viện vì đột ngột lên cơn co giật nửa người bên (P). Vợ BN khai: BN có tiền căn chấn thương sọ não gây liệt nửa người (P) do tai nạn giao thông cách đây 3 năm, đã được điều trị phẫu thuật lấy máu tụ tại BV đa khoa tỉnh. Sau điều trị khoảng 6 tháng sức cơ nửa người (P) có hồi phục một phần. Ngày NV, BN lên cơn co giật khởi đầu ở mặt và tay bên (P), sau đó giật toàn bộ nửa người bên (P), cơn kéo dài khoảng 2 phút. BN được cho NV khoảng 8 giờ sau cơn co giật. Khám lúc NV phát hiện BN nằm nhắm mắt, gọi không mở mắt; khi kích thích đau bằng cách ấn cung mày, BN mở mắt, không nói được thành câu, chỉ rên ú ớ vài tiếng, và dùng tay bên (T) gạt tay người khám ra khỏi cung mày; BN không hiểu lời nói và không lặp lại được; mờ nếp mũi má bên (P), yếu nửa người (P) sức cơ khoảng 3/5, PXGC tăng bên (P), Babinski (+) bên (P). Trong bệnh sử, cần hỏi thêm triệu chứng gì để giúp phân loại cơn động kinh của BN này:

A. Trong cơn có sùi bọt mép, có trợn mắt không

B. Ý thức trong cơn và cơn có lan ra toàn thân hay không

C. Trong và sau cơn có té chấn thương bộ phận nào ở cơ thể không

D. Trong cơn đầu mắt xoay bên nào, và sau cơn có tiểu ra quần không

Xem đáp án

30/08/2021 6 Lượt xem

Câu 6: Đặc tính nào sau đây là cơ bản nhất của run trong bệnh Parkinson:

A. Chủ yếu ở ngọn chi

B. Ở môi và cằm

C. Tăng khi xúc cảm

D. Biến mất khi làm động tác

Xem đáp án

30/08/2021 7 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở - Phần 7
Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 45 Câu hỏi
  • Sinh viên