Câu hỏi:
Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?
A. Chất lỏng.
B. Chất rắn.
C. Chất khí ở áp suất lớn.
D. Chất khí ở áp suất thấp.
Câu 1: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, để phát ánh sáng huỳnh quang, mỗi nguyên tử hay phân tử của chất phát quang hấp thụ hoàn toàn một phôtôn của ánh sáng kích thích có năng lượng \(\varepsilon \) để chuyển sang trạng thái kích thích, sau đó
A. giải phóng một êlectron tự do có năng lượng nhỏ hơn \(\varepsilon \) do có mất mát năng lượng.
B. phát ra một phôtôn khác có năng lượng lớn hơn \(\varepsilon \) do có bổ sung năng lượng.
C. giải phóng một êlectron tự do có năng lượng lớn hơn \(\varepsilon \) do có bổ sung năng lượng.
D. phát ra một phôtôn khác có năng lượng nhỏ hơn \(\varepsilon \) do có mất mát năng lượng.
05/11/2021 6 Lượt xem
Câu 2: Một con lắc đơn gồm quả cầu kim loại nhỏ treo vào sợi dây mảnh trong điện trường đều có phương ngang. Khi đó vị trí cân bằng của con lắc tạo với phương thẳng đứng góc 600. So với lúc chưa có điện trường thì chu kì dao động bé của con lắc
A. tăng \(\sqrt{2}\) lần.
B. giảm 2 lần.
C. giảm \(\sqrt{2}\) lần.
D. tăng 2 lần.
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 3: Ba điểm A, B và C trong không khí tạo thành tam giác vuông tại A như hình vẽ. Biết AB = 4cm và AC = 3cm. Tại A đặt điện tích điểm q1 = 2,7 nC, tại B đặt điện tích điểm q2. Vectơ cường độ điện trường \(\overrightarrow{E}\) tổng hợp tại C có phương song song AB như hình vẽ. Điện tích q2 có giá trị là


A. 12,5 nC.
B. 10 nC.
C. \(-10\,\,nC.\)
D. \(-12,5\,\,nC.\)
05/11/2021 4 Lượt xem
Câu 4: Đặt một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây nối tiếp với tụ điện có điện dung \(\frac{{{10}^{-3}}}{{{\pi }^{2}}}F.\) Biết điện áp hai đầu cuộn dây và điện áp hai đầu đoạn mạch có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau \(\frac{\pi }{3}.\) Độ tự cảm của cuộn dây là
A. 10 mH.
B. \(10\sqrt{3}\) mH.
C. 50 mH.
D. \(25\sqrt{3}\) mH.
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 5: Một con lắc đơn có chiều dài 1 m treo vào điểm T cố định. Từ vị trí cân bằng O, kéo con lắc về bên phải đến A rồi thả nhẹ. Mỗi khi vật nhỏ đi từ phải sang trái ngang qua O thì dây vướng vào đinh nhỏ tại C, vật dao động trên quỹ đạo AOB (được minh hoạ bằng hình bên). Biết \({{\alpha }_{1}}={{6}^{0}}\) và \({{\alpha }_{2}}={{9}^{0}}.\)Bỏ qua ma sát. Lấy \(g={{\pi }^{2}}\) (m/s2). Chu kì dao động của con lắc là
6184ba24f141a.png)
6184ba24f141a.png)
A. \(\frac{5}{6}s.\)
B. \(\frac{5}{3}s.\)
C. \(\frac{5}{4}s.\)
D. \(\frac{5}{2}s.\)
05/11/2021 4 Lượt xem
Câu 6: Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng 100 g và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Tác dụng một ngoại lực điều hoà cưỡng bức với biên độ F0 không đổi và tần số có thể thay đổi. Khi tần số là f1 = 7 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A1. Khi tần số là f2 = 8 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A2. So sánh A1 và A2 ta có
A. A1 < A2.
B. A1 > A2.
C. A1 = A2.
D. 8A1 = 7A2.
05/11/2021 6 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Tân Phong
- 0 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG môn Vật lý
- 1.1K
- 96
- 40
-
61 người đang thi
- 627
- 17
- 40
-
68 người đang thi
- 634
- 10
- 40
-
40 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận