Câu hỏi: Khi kiểm tra không còn điện thì phải thực hiện như thế nào cho đúng quy trình an toàn điện:
A. Người thực hiện thao tác cắt điện đồng thời phải tiến hành kiểm tra không còn điện ở các thiết bị đã cắt điện
B. Kiểm tra không còn điện bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của thiết bị điện cần thử, như bút thử điện, còi thử điện; phải thử ở tất cả các pha và các phía vào, ra của thiết bị điện
C. Cấm căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện; nhưng nếu đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì phải xem như thiết bị vẫn có điện
D. Cả a, b và c
Câu 1: Tiếp đất khi công tác trên đường dây bọc, nếu không tháo rời dây dẫn:
A. Phải làm tiếp đất ở hai đầu khoảng dừng có nối dây dẫn trong khu vực làm việc.
B. Không phải làm tiếp đất hai đầu khu vực làm việc.
C. Làm tiếp đất ở một khoảng dừng có nối dây dẫn trong khu vực làm việc.
D. Cả a, b và c đều sai.
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 2: Tiếp đất nơi làm việc có cắt điện thì phải thực hiện như thế nào?
A. Thử hết điện ngay sau khi tiếp đất, tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có khả năng dẫn điện đến
B. Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần không còn mang điện
C. Đảm bảo cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất
D. Cả a, b và c
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 3: Tiếp đất khi làm công việc có cắt điện hoàn toàn ở trạm biến áp phân phối hoặc tủ phân phối:
A. Không phải tiếp đất ở thanh cái và tất cả các mạch đấu.
B. Được phép chỉ phải tiếp đất ở thanh cái và mạch đấu trên đó sẽ tiến hành công việc. Nếu chuyển sang làm việc ở mạch đấu khác thì mạch đấu sẽ làm việc không phải tiếp đất.
C. Được phép chỉ phải tiếp đất ở thanh cái và mạch đấu trên đó sẽ tiến hành công việc. Nếu chuyển sang làm việc ở mạch đấu khác thì mạch đấu sẽ làm việc phải tiếp đất, trong trường hợp này chỉ được làm việc trên mạch đấu có tiếp đất.
D. Cả a, b và c đều sai.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Tiếp đất khi cùng làm việc ở nhiều vị trí trên một đoạn đường dây không có nhánh rẽ:
A. Phải làm tiếp đất ở hai đầu khu vực làm việc, trong mọi trường hợp khoảng cách xa nhất giữa hai bộ tiếp đất không lớn hơn 2km.
B. Phải làm tiếp đất ở hai đầu khu vực làm việc, khoảng cách xa nhất giữa hai bộ tiếp đất không lớn hơn 2km. Nếu đoạn đường dây nói trên đi bên cạnh (song song) hoặc giao chéo với đường dây cao áp có điện thì khoảng cách xa nhất giữa hai bộ tiếp đất không lớn hơn 500m.
C. Chỉ cần làm tiếp đất ở một đầu khu vực làm việc phía nguồn điện đến.
D. Cả a, b và c đều sai.
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 5: Khoảng cách an toàn cho phép để đặt rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 110kV là:
A. 0,7m
B. 1m
C. 1,5m
D. 2m
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 6: Tiếp đất khi làm việc trên đường dây đối với nhánh rẽ vào trạm, nếu dài không quá 200m:
A. Không cần làm tiếp đất, chỉ cần cắt dao cách ly đầu nhánh.
B. Phải làm một bộ tiếp đất ở phía nguồn điện đến và đầu kia phải cắt dao cách ly vào MBA.
C. Phải làm một bộ tiếp đất ở phía nguồn điện đến và đầu kia cắt aptomat của trạm.
D. Cả a, b và c đều sai.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 21
- 0 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận