Câu hỏi: Hợp đồng mua bán ngoại thương thường yêu cầu ngưới bán cung cấp Vận đơn hoàn hảo (Clean bill of lading). Vận đơn đó:
A. Là vận đơn (còn được gọi là sạch hay vận đơn tinh khiết) mà trên đó không có ghi chú gì xấu của thuyền trưởng về khuyết tật của hàng hoá, bao bì hàng hoá đã xếp lên tàu
B. Là vận đơn mà trên đó thuyền trưởng chỉ có một ghi chú xấu về bao bì hàng hoá đã xếp lên tàu
C. Là vận đơn mà trên đó có ghi chú gì của thuyền trưởng về khuyết tật của hàng hoá, bao bì hàng hoá đã xếp lên tàu, nhưng không ghi nhiều tới mức nghi ngờ về chất lượng
D. Là vận đơn mà trên đó thuyền trưởng chỉ có một ghi chú xấu về ký mã hiệu hàng hoá đã xếp lên tàu
Câu 1: Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, trường hợp hàng hoá bị rủi ro, tổn thất trên đường vận chuyển, khi nhận hàng nhập khẩu phát hiện những tổn thất thuộc đối tượng bảo hiểm mà chủ hàng đã mua thì chủ hàng phải:
A. Chỉ cần thông báo cho công ty bảo hiểm biết có tổn thất để họ tự thu thập tài liệu, điều tra cụ thể và bồi thường cho ta, khi họ có yêu cầu giúp về tài liệu thì cố gắng hợp tác để giải quyết thuận lợi
B. Chủ hàng chỉ cần làm công văn nhắc công ty bảo hiểm, trong đó nêu rõ hàng hóa đó thuộc hợp đồng bảo hiểm nào, mức độ tổn thất của hàng hóa, mức đòi bồi thường…trong thời hạn cho phép
C. Khẩn trương lập bộ hồ sơ khiếu nại gồm đủ các loại chứng từ cần thiết và thư khiếu nại đòi bồi thường, gửi đến công ty bảo hiểm trong thời gian được quyền gửi khiếu nại và trong thời hạn khiếu nại
D. Khẩn trương lập bộ hồ sơ khiếu nại gồm đủ các loại chứng từ cần thiết và thư khiếu nại đòi bồi thường, gửi đến chủ tàu biển trong thời gian được quyền gửi khiếu nại và trong thời hạn khiếu nại
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Thư tín dụng đối ứng (reciprocal L/C) thỉnh thoảng được sử dụng trong mua bán ngoại thương, nó là:
A. Loại thư tín dụng sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng. Khi người bán hàng này nhận được L/C của người mua thì giao hàng rồi ghi sổ số tiền mình có, đồng thời mở L/C khác để người kia giao hàng cho mình rồi người đó lại ghi số như vậy
B. Loại thư tín dụng sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng. Khi người bán hàng này nhận được L/C của người mua thì giao hàng rồi lấy tiền mặt, khi người kia là người bán giao hàng cho mình thì dùng khoản tiền mặt đó để thanh toán
C. Loại thư tín dụng sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng. Khi người bán hàng này nhận được L/C của người mua kia thì phải mở một L/C khác với trị giá tương đuơng cho người mua kia với tư cách là người bán loại hàng khác cho mình
D. Loại thư tín dụng sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng. Khi người bán hàng này nhận được L/C của người mua thì giao hàng rồi lấy tiền mặt, khi người kia là người bán giao hàng cho mình thì dùng khoản tiền mặt đó để mở L/C khác
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 3: Tín dụng thư (letter of credit) đề cập trong hợp đồng mua bán quốc tế là phương thức thanh toán có đặc điểm: Ngân hàng mở L/C theo lệnh của người mua có đủ tiền trong tài khoản. L/C độc lập với hợp đồng. Hãy chọn một ý đúng trong bốn ý bình luận sau:
A. L/C không cần có nội dung đúng như nội dung của hợp đồng ký trước đó. Ngân hàng không cần biết đến hợp đồng mua bán
B. Ngân hàng mở L/C là làm theo lệnh của người bán cần lấy tiền sau khi giao hàng. Ngân hàng giúp thu tiền chỉ căn cứ vào hợp đồng
C. L/C làm trên cơ sở hợp đồng, nội dung có thể có điều khác cơ bản với nó, vậy khi thanh toán các ngân hàng không cần xem xét lại hợp đồng nữa
D. Làm trên cơ sở hợp đồng, không được trái với nó, khi mở L/C ngân hàng đối phải chiếu với hợp đồng, vậy khi thanh toán không cần hợp đồng nữa
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Vận dụng cách ghi có tỷ lệ hơn kém trong điều khoản số lượng, dự thảo một hợp đồng mua bán ngoại thương ghi: "số lượng hàng là 5 chiếc cần cẩu chân đế cỡ lớn, 5% hơn kém do người mua lựa chọn":
A. Đó là cách ghi hoàn toàn hợp lệ
B. Đó là cách ghi thông thường
C. Đó là cách ghi chấp nhận đuợc
D. Đó là cách ghi không chuẩn
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 5: Hối phiếu có kỳ hạn (usance Bill of Exchange) được đề cập trong hợp đồng xuất nhập khẩu được hiểu là:
A. Hối phiếu mà khi người có trách nhiệm trả tiền ghi trên hối phiếu nhận được hối phiếu đó phải trả tiền trong vòng 7 ngày, bất luận hối phiếu có ghi như vậy hay không
B. Hối phiếu mà khi người có trách nhiệm trả tiền ghi trên hối phiếu nhận được hối phiếu đó phải trả tiền ngay sau kỳ hạn 3 ngày, tính mỗi ngày 24 giờ
C. Hối phiếu mà khi người có trách nhiệm trả tiền ghi trên hối phiếu nhận được hối phiếu đó phải trả tiền ngay sau kỳ hạn 3 ngày, trừ ngày lễ và chủ nhật
D. Hối phiếu mà khi người có trách nhiệm trả tiền ghi trên hối phiếu nhận được hối phiếu đó thì phải trả tiền sau bao nhiêu ngày (ghi trên hối phiếu) kể từ ngày nhận hoặc ngày ký phát.
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 6: Về việc chuyển rủi ro, Incoterms 2010 khác Incoterms 2000 ở chỗ:
A. Incoterms 2010 giảm 2 quy định, từ 13 xuống còn 11
B. Incoterms 2010 bỏ các quy định, để hợp đồng ghi cụ thể
C. Chuyển khi người bán giao cho phương tiện vận tải đầu tiên
D. Sự khác biệt chủ yếu với điều kiện FOB, CFR và CIF
30/08/2021 2 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị xuất nhập khẩu - Phần 3
- 109 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị xuất nhập khẩu có đáp án
- 3.1K
- 359
- 25
-
27 người đang thi
- 1.5K
- 185
- 25
-
91 người đang thi
- 945
- 97
- 25
-
77 người đang thi
- 956
- 74
- 25
-
55 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận