Câu hỏi:
Con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m, dây treo có chiều dài ℓ được kích thích dao động điều hòa với biên độ \({{\alpha }_{0}}\) (rad) (góc \({{\alpha }_{0}}\) bé) tại nơi có gia tốc trọng trường g. Cơ năng dao động của con lắc là
A. \(mgl{{\alpha }_{0}}\)
B. \(mgl\left( 1+\cos {{\alpha }_{0}} \right)\)
C. \(\frac{1}{2}mgl\alpha _{0}^{2}\)
D. \(mgl\left( 1-\sin {{\alpha }_{0}} \right)\)
Câu 1: Một sóng cơ lan truyền trên mặt chất lỏng với tần số 10 Hz. Trên cùng một phương truyền sóng có hai điểm M, N cách nhau 60 cm dao động cùng pha với nhau. Giữa M và N có 3 điểm khác dao động ngược pha với M. Tốc độ truyền sóng bằng
A. 6 m/s.
B. 4 m/s.
C. 8 m/s.
D. 2 m/s.
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 2: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có chu kỳ T =2s, tăng khối lượng của vật lên gấp đôi thì chu kỳ con lắc bằng
A. \(\sqrt{2}~\text{s}\).
B. \(2\sqrt{2}~\text{s}\).
C. \(\frac{\sqrt{2}}{2}~\text{s}\).
D. 4 s.
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 3: Điện năng được truyền từ trạm phát đến nơi tiêu thụ bằng dây tải một pha dưới điện áp truyền đi là 500 kV. Nếu công suất ở trạm phát 1 MW, hệ số công suất được tối ưu bằng 1 thì hiệu suất truyền tải đạt 95 %. Tổng điện trở của dây dẫn bằng
A. 12,5 kΩ.
B. 1,25 kΩ.
C. 25 kΩ.
D. 2,5 kΩ.
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 4: Chọn phát biểu sai khi nói về sóng âm.
A. Sóng âm truyền trong chất khí luôn là sóng dọc.
B. Sóng siêu âm và sóng hạ âm có cùng bản chất với sóng âm mà tai người nghe được.
C. Sóng âm là sóng cơ có tần số từ 16 đến 20 kHz.
D. Sóng âm không truyền được trong chân không.
05/11/2021 4 Lượt xem
Câu 5: Đặt điện áp xoay chiều \(\text{u}=100\sqrt{2}\cos \omega \text{t}(\text{V})\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần. Tại thời điểm dòng điện chạy qua cuộn cảm bằng một nửa giá trị hiệu dụng của nó thì điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn là
A. 50 V.
B. \(50\sqrt{2}\text{ }V\).
C. \(50\sqrt{3}\text{ }V\) .
D. \(50\sqrt{7}V\).
05/11/2021 4 Lượt xem
Câu 6: Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này có giá trị nhỏ nhất khi độ lệch pha của hai dao động này bằng
A. \((2n+1)\frac{\pi }{4}\) với \(n=0,\pm 1,\pm 2\ldots \)
B. \((2n+1)\frac{\pi }{2}\) với \(n=0,\pm 1,\pm 2\ldots \)
C. \((2n+1)\pi \) với \(n=0,\pm 1,\pm 2\ldots \)
D. \(2n\pi \) với \(n=0,\pm 1,\pm 2\)
05/11/2021 4 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Quang Trung
- 3 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG môn Vật lý
- 1.1K
- 96
- 40
-
79 người đang thi
- 627
- 17
- 40
-
95 người đang thi
- 634
- 10
- 40
-
70 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận