Câu hỏi:
Con lắc đơn có chiều dài \(l=81cm\) dao động với biên độ góc: \({{\alpha }_{0}}={{5}^{0}}\) ở nơi có \(g={{\pi }^{2}}\left( m/{{s}^{2}} \right)\). Quãng đường ngắn nhất của quả nặng đi được trong khoảng thời gian \(\Delta t=6,9s\) là
A. \(107cm\)
B. \(104cm\)
C. \(106cm\)
D. \(105cm\)
Câu 1: Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x=10\cos \left( 10\pi t-\frac{\pi }{2} \right)cm\). Vật qua vị trí \(x=5cm\) lần thứ 2020 vào thời điểm
A. \(\frac{12113}{24}\left( s \right)\)
B. \(\frac{12061}{24}\left( s \right)\)
C. \(\frac{12113}{60}\left( s \right)\)
D. \(\frac{12061}{60}\left( s \right)\)
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 2: Một vật dao động cưỡng bức do tác dụng của ngoại lực \(F=0,5\cos 10\pi t(F\) tính bằng \(N,t\) tính bằng s). Vật dao động cưỡng bức với
A. tần số 5Hz.
B. chu kì 2s.
C. tần số góc \(10rad/s\) .
D. biên độ 0,5m.
05/11/2021 4 Lượt xem
Câu 3: Một xe ô tô chạy trên đường, cứ \(8m\) lại có một cái mô nhỏ. Chu kì dao động tự do của khung xe trên các lò xo là \(1,5s\). Xe chạy với tốc độ nào thì bị rung mạnh nhất
A. \(12,7km/h\)
B. \(18,9km/h\)
C. \(16,3km/h\)
D. \(19,2km/h\)
05/11/2021 4 Lượt xem
Câu 4: Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Hai điểm A, B cách nguồn âm lần lượt là \({{r}_{1}}\) và \({{r}_{2}}\). Biết cường độ âm tại A gấp 4 lần cường độ âm tại B. Tỉ số \(\frac{{{r}_{2}}}{{{r}_{1}}}\) bằng
A. 4
B. \(\frac{1}{2}\)
C. \(\frac{1}{4}\)
D. 2
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 5: Trong buổi hòa nhạc được tổ chức ở Nhà Hát lớn Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Một người ngồi dưới khán đài nghe được âm do một chiếc đàn giao hưởng phát ra có mức cường độ âm 1,2B. Khi dàn nhạc giao hưởng thực hiện bản hợp xướng người đó cảm nhận được âm là 2,376B. Hỏi dàn nhạc giao hưởng đó có bao nhiêu người?
A. 8 người
B. 18 người
C. 12 người
D. 15 người
05/11/2021 6 Lượt xem
Câu 6: Một lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng k. Một đầu giữ cố định đầu còn lại gắn với vật nhỏ có khối lượng m, vật dao động điều hòa với biên độ A. Vào thời điểm động năng của vật bằng 3 lần thế năng của lò xo, độ lớn vận tốc của vật được tính theo biểu thức:
A. \(v=A\sqrt{\frac{k}{2m}}\)
B. \(v=A\sqrt{\frac{k}{4m}}\)
C. \(v=A\sqrt{\frac{3k}{4m}}\)
D. \(v=A\sqrt{\frac{k}{8m}}\)
05/11/2021 6 Lượt xem

- 1 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG môn Vật lý
- 1.2K
- 96
- 40
-
19 người đang thi
- 752
- 17
- 40
-
94 người đang thi
- 783
- 10
- 40
-
54 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận