Câu hỏi: Bản chất của phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ là:
A. Tổ chức cho học sinh hoạt động theo những nhóm lớn để học sinh cùng thực hiện giải quyết một tình huống có vấn đề trong một khoảng thời gian nhất định. Trong quá trình làm việc, có sự hợp tác theo nhóm để cùng chia sẻ kinh nghiệm.
B. Tổ chức cho học sinh hoạt động theo những nhóm nhỏ để học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Trong quá trình làm việc, có sự kết hợp giữa làm việc cá nhân với làm việc theo cặp, theo nhóm để cùng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
C. Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân để cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định phù hợp với nhận thức của các em. Trong quá trình làm việc, có sự kết hợp giữa làm việc cá nhân với làm việc theo cặp, theo nhóm để cùng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
D. Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm 6 để học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Trong quá trình làm việc học sinh hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Câu 1: Các dấu hiệu đặc trưng của PPDH tích cực là:
A. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh; Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; Dạy học cá nhân; Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
B. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; Tăng cường học cá thể phối hợp với học hợp tác; Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá cua trò; Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
C. Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh; Tăng cường học tập cá thể phối hợp với hoạt động hợp tác; Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
D. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh; Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; Tăng cường học cá thể phối hợp với học hợp tác; Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 2: PPDH tích cực có mấy dấu hiệu đặc trưng?
A. 3 dấu hiệu
B. 4 dấu hiệu
C. 5 dấu hiệu
D. 6 dấu hiệu
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Quy trình thực hiện phương pháp đặt và giải quyết vấn đề gồm mấy bước?
A. 4 bước
B. 5 bước
C. 3 bước
D. 2 bước
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Bước: Giải quyết vấn đề đặt ra trong quy trình thực hiện phương pháp đặt và giải quyết vấn đề gồm các việc:
A. Đề xuất các giả thuyết; Lập kế hoạch giải quyết vấn đề; Thực hiện kế hoạch.
B. Tạo tình huống có vấn đề; Lập kế hoạch giải quyết vấn đề; Thực hiện kế hoạch.
C. Đề xuất các giả thuyết; Lập kế hoạch giải quyết vấn đề; Thực hiện kế hoạch; Thảo luận kết quả đánh giá.
D. Tạo tình huống có vấn đề; Lập kế hoạch giải quyết vấn đề; Thực hiện kế hoạch; Phát biểu kết luận.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Phương pháp (PP) đặt và giải quyết vấn đề còn có các tên gọi:
A. PP nêu và giải quyết vấn đề; PP phát hiện và giải quyết vấn đề; PP giải quyết vấn đề…
B. PP nêu vấn đề; PP giải quyết khó khăn; PP đặt vấn đề...
C. PP nêu và giải quyết vấn đề; PP đặt vấn đề; PP cùng nhau giải quyết vấn đề…
D. PP giải quyết vấn đề; PP nêu vấn đề; PP tạo tình huống có vấn đề.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Phương pháp dạy học (PPDH) là gì?
A. PPDH là cách thức hoạt động chung giữa giáo viên và học sinh, trong lớp học, nhằm đạt tới mục đích học tập.
B. PPDH là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa giáo viên và học sinh, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.
C. PPDH là con đường hoạt động chung giữa giáo viên và học sinh, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích học tập.
D. PPDH là cách thức, là con đường hoạt động giữa giáo viên và học sinh nhằm đạt tới mục đích dạy học.
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học có đáp án - Phần 14
- 0 Lượt thi
- 30 Phút
- 20 Câu hỏi
- Người đi làm
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận