Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 43 (có đáp án): Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái. Tài liệu bao gồm 13 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 3: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
20 Phút
Tham gia thi
1 Lần thi
Câu 1: Lưới thức ăn gồm?
A. Nhiều chuỗi thức ăn
B. Nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau
C. Nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung
D. Nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
Câu 2: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ gì?
A. Giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
B. Dinh dưỡng
C. Động vật ăn thịt và con mồi
D. Giữa thực vật với động vật
Câu 3: Mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hình thành chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái là?
A. Quan hệ cạnh tranh
B. Quan hệ đối kháng
C. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi
D. Quan hệ hợp tác
Câu 4: Sinh vật nào dưới đây được gọi là sinh vật sản xuất?
A. Con chuột
B. Vi khuẩn
C. Trùng giày
D. Cây lúa
Câu 5: Có những dạng tháp sinh thái nào?
A. Tháp số lượng và tháp sinh khối
B. Tháp sinh khối và tháp năng lượng
C. Tháp năng lượng và tháp số lượng
D. Tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng
Câu 6: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì?
A. Hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng cao
B. Môi trường nước không bị ánh nắng mặt trời đốt nóng
C. Môi trường nước có nhiệt độ ổn định hơn
D. Môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn
Câu 7: Trong hệ sinh thái, nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau thì trong số các chuỗi thức ăn sau, chuỗi thức ăn cung cấp năng lượng cao nhất cho con người là:
A. Thực vật → thỏ → người
B. Thực vật → người
C. Thực vật → động vật phù du → cá → người
D. Thực vật → cá → vịt → người
Câu 8: Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → cá → vịt → người thì một loài động vật bất kì trong chuỗi có thể được xem là?
A. Sinh vật tiêu thụ
B. Sinh vật dị dưỡng
C. Sinh vật phân hủy
D. Sinh vật sản xuất
Câu 9: Trong một chuỗi thức ăn, nhóm sinh vật nào có sinh khối lớn nhất?
A. Động vật ăn thực vật
B. Thực vật
C. Động vật ăn động vật
D. Sinh vật phân giải
Câu 10: Câu nào sau đây là sai?
A. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể tham gia nhiều vào chuỗi thức ăn
B. Trong chuỗi thức ăn được mở đầu bằng thực vật thì sinh vật thì sinh vật sản xuất có sinh khối lớn nhất
C. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp
D. Các quần xã trưởng thành có lưới thức ăn đơn giản hơn so với quần xã trẻ hay suy thoái
Câu 11: Giả sử có 5 sinh vật: cỏ, rắn, châu chấu, vi khuẩn và gà. Theo mối quan hệ dinh dưỡng thì trật tự nào sau đây là đúng để tạo thành 1 chuỗi thức ăn?
A. Cỏ → châu chấu → rắn → gà → vi khuẩn
B. Cỏ → vi khuẩn → châu chấu → gà → rắn
C. Cỏ → châu chấu → gà → rắn → vi khuẩn
D. Cỏ → rắn → gà → châu chấu → vi khuẩn
Câu 12: Tháp sinh thái nào luôn có dạng chuẩn?
A. Tháp số lượng
B. Tháp sinh khối
C. Tháp năng lượng
D. Cả A, B và C
Câu 13: Câu nào sau đây là đúng?
A. Mọi tháp sinh thái trong tự nhiên luôn luôn có dạng chuẩn
B. Mỗi loài sinh vật chỉ có thể tham gia vào 1 chuỗi thức ăn
C. Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn không có mắt xích chung
D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận