Trắc nghiệm: Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung) có đáp án

Trắc nghiệm: Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung) có đáp án

  • 30/11/2021
  • 12 Câu hỏi
  • 340 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm: Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung) có đáp án. Tài liệu bao gồm 12 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Ngữ Văn 10 Tập 2. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 3:

Dòng nào dưới đây nêu thông tin không đúng về tiểu sử, thân thế của Thân Nhân Trung?

A. Tự là Hậu Phủ, sinh năm 1418, mất năm 1499.

B. Người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng (Bắc Giang)

C. Đỗ tiến sĩ năm 1469.

D. Được vua Lê Thái Tông phong chức danh Tao đàn phó nguyên súy.

Câu 5:

Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442) được xem là bài văn bia quan trọng nhất trong số 82 bài văn bia ở Văn Miếu (Hà Nội), chủ yếu vì?

A. Đây là bài văn bia hay nhất trong số 82 bài văn bia.

B. Đây là bài văn bia viết công phu nhất trong số 82 bài văn bia.

C. Đây là bài có ý nghĩa như một lời tựa chung cho cả 82 bài văn bia.

D. Đây là bài được nhiều người biết đến nhất trong 82 bài văn bia.

Câu 6:

Hai chữ hiền tài được dành riêng để chỉ?

A. Người hiền lành và có tài.

B. Người tài cao, học rộng và có đạo đức.

C. Người tài có đạo đức.

D. Người vừa có tài vừa có đức.

Câu 7:

Dòng nào dưới đây giải thích chính xác nhất hai chữ nguyên khí?

A. Khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

B. Chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.

C. Khí chất ban đầu là gốc rễ nuôi dưỡng sự sống còn của sự vật.

D. Chất ban đầu là cơ sở cho sự sống còn và phát triển của xã hội, đất nước

Câu 9:

Quan hệ lập luận giữa nguyên khí thịnh và thế nước mạnh trong vế câu: nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh là quan hệ nào?

A. Điều kiện – kết quả

B. Nguyên nhân – kết quả

C. Kết quả - nguyên nhân

D. Kết quả - điều kiện

Câu 10:

Quan hệ lập luận giữa nguyên khí suy và thế nước yếu trong vế câu: nguyên khí suy thì thế nước yếu là quan hệ nào?

A. Điều kiện – kết quả

B. Nguyên nhân – kết quả

C. Kết quả - nguyên nhân

D. Kết quả - điều kiện

Câu 12:

Dòng nào dưới đây chưa sát đúng mục đích của việc dựng bia tiến sĩ?

A. Lưu danh các bậc hiền tài vào sử sách.

B. Làm gương tốt cho tất cả mọi người soi chung.

C. Biểu dương những trung thần nghĩa sĩ có công với nước.

D. Hướng kẻ sĩ và hiền tài dành nhiều tâm huyết phụng sự quốc gia.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm: Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung) có đáp án
Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 12 Câu hỏi
  • Học sinh