Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3 (có đáp án): Dân chủ và kỷ luật. Tài liệu bao gồm 10 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Giáo dục công dân 9. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
10 Phút
Tham gia thi
2 Lần thi
Câu 1: Trong buổi họp lớp, các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghệ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện mỗi thành viên trong lớp đều có sự
A. trung thành.
B. kỉ luật.
C. dân chủ.
D. tự chủ.
Câu 2: Dân chủ được thể hiện thông qua hành động nào dưới đây?
A. Phát biểu tại hội nghị.
B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.
C. Góp ý vào Luật Giáo dục.
D. Cả A,B,C.
Câu 3: Biểu hiện của kỉ luật là
A. không vứt rác ở nơi công cộng.
B. không hút thuốc tại bệnh viện.
C. không đi học muộn.
D. Cả A,B,C.
Câu 4: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung là biểu hiện của tính
A. khiêm nhường.
B. dân chủ.
C. trung thực.
D. kỉ luật.
Câu 5: Những quy định chung của cộng đồng, xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là gì?
A. Kỉ luật.
B. Pháp luật.
C. Tự trọng.
D. Trung thực.
Câu 6: Ông N là trưởng tổ dân phố, vì mâu thuẫn với ông V, nên trong cuộc họp tổ dân phố về vấn đề vệ sinh môi trường ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm của ông N thể hiện điều gì?
A. Ông N là người tự chủ.
B. Ông N là người thiếu trung thực.
C. Ông N người thật thà.
D. Ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân.
Câu 7: Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là như thế nào?
A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.
B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.
C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.
D. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện.
Câu 8: Quay cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học là những hành vi vi phạm
A. pháp luật.
B. quyền tự chủ.
C. kỉ luật.
D. quy chế
Câu 9: Thực hiện dân chủ và kỉ luật mang lại ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.
B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.
C. Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.
D. Cả A,B,C.
Câu 10: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là
A. tạo cơ hội.
B. là điều kiện.
C. là động lực.
D. là tiền đề.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận