Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm: Đoàn thuyền đánh cá. Tài liệu bao gồm 16 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Ngữ Văn 9 Tập 1. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
20 Phút
Tham gia thi
2 Lần thi
Câu 1: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá viết về vùng biển nào?
A. A. Sầm Sơn (Thanh Hóa)
B. B. Hạ Long (Quảng Ninh)
C. C. Đồ Sơn (Hải Phòng)
D. D. Cửa Lò (Nghệ An)
Câu 2: Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng từ thời kì nào?
A. A. Kháng chiến chống Pháp
B. B. Kháng chiến chống Mĩ
C. C. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945
D. D. Trước Cách mạng tháng Tám
Câu 3: Tác giả lấy cảm hứng nào để viết tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá?
A. A. Cảm hứng về lao động
B. B. Cảm hứng về thiên nhiên
C. C. Cảm hứng về chiến tranh
D. D. Cả A và B đều đúng
Câu 5: Nội dung 2 khổ thơ đầu là gì?
A. A. Miêu tả cảnh hoàng hôn và sự phong phú của các loài cá biển.
B. B. Miêu tả cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người.
C. C. Miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển.
D. D. Miêu tả cảnh lao động trên biển.
Câu 6: Tìm biện pháp tu từ trong câu thơ sau: Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
A. A. Nhân hóa
B. B. Ẩn dụ
C. C. Nhân hóa và Ẩn dụ
D. D. Hoán dụ
Câu 7: Nội dung các câu hát trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
A. A. Biểu hiện của sức sống căn tràn của thiên nhiên.
B. B. Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động.
C. C. Thể hiện sự vô địch của con người.
D. D. Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả.
Câu 8: Câu thơ nào cho thấy việc đánh cá là công việc thường xuyên của người dân chài?
A. A. Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
B. B. Dàn đan thế trận lưới vây giăng
C. C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
D. D. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Câu 9: Hãy tìm biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
A. A. Nhân hóa
B. B. So sánh
C. C. Ẩn dụ
D. D. Liệt kê
Câu 10: Phép tu từ đó có tác dụng gì?
A. A. Nhấn mạnh khung cảnh rộng lớn của biển cả.
B. B. Nhấn mạnh sự nhộn nhịp của cảnh đánh cá trên biển.
C. C. Làm cho con thuyền đánh cá trở nên kì vĩ, khổng lồ.
D. D. Thể hiện niềm vui say trong lao động của con người.
Câu 11: Hai câu thơ Cá nhụ cá chim cùng cá đé/ Cá song lấp lánh đuốc đen hồng sử dụng phép tu từ gì?
A. A. So sánh
B. B. Nói quá
C. C. Nhân hóa
D. D. Liệt kê
Câu 12: Câu thơ Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe nên hiểu như thế nào?
A. A. Đuôi cá quẫy vào bóng trăng màu vàng chóe.
B. B. Ánh trăng màu vàng chóe.
C. C. Nước biển màu vàng chóe.
D. D. Mạn thuyền màu vàng chóe.
Câu 13: Phép so sánh trong hai câu thơ Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào có tác dụng gì?
A. A. Nhấn mạnh sự rộng lớn của biển cả.
B. B. Nhấn mạnh tác dụng biển cả.
C. C. Nhấn mạnh vẻ đẹp của biển cả.
D. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14: Khổ thơ cuối nói về khoảng thời gian nào khi đoàn thuyền đánh cá trở về
A. A. Bình minh
B. B. Hoàng hôn
C. C. Đêm tối
D. D. Giữa trưa
Câu 15: Nhận định nào nói đúng nhất giọng điệu của bài thơ?
A. A. Khỏe khoắn
B. B. Sôi nổi
C. C. Bay bổng
D. D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 16: Ý nào nói đúng nhất vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ?
A. A. Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng.
B. B. Giọng thơ khỏe khoắn, sôi nổi, phơi phới, bay bổng.
C. C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật.
D. D. Cách gieo vần có nhiều biến hóa linh hoạt.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận