Trắc nghiệm Địa Lí 10 Chương 8: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Chương 8: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

  • 30/11/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 213 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Địa Lí 10 Chương 8: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm tổng hợp Địa lí 10. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

2.6 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Ý nào sau đây không đúng về  yêu cầu của tổ chức  lãnh thổ công nghiệp?

A. Giải quyết các vấn đề liên quan, nhất là việc làm

B. Sử dụng hiệu quả và hợp lý các nguồn lực bên trong một lãnh thổ

C. Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững

D. Giảm sự chênh lệch phát triên kinh tến giữa các địa phương trong lãnh thổ nghiên cứu và giữa các vùng trên phạm vi cả nước

Câu 2:

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là

A. khu công nghiệp

B. điểm công nghiệp

C. vùng công nghiệp

D. trung tâm công nghiệp.

Câu 3:

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ra đời ở các nước tư bản vào những năm cuối của thế kỉ XIX là

A. khu công nghiệp

B. điểm công nghiệp

C. vùng công nghiệp

D. trung tâm công nghiệp

Câu 4:

Ở Malaixia, khu công nghiệp còn có tên gọi là

A. khu chế xuất

B. đặc khu kinh tế

C. khu thương mại tự do

D. khu công nghiệp tập trung

Câu 5:

Điểm công nghiệp không có đặc điểm nào sau đây?

A. Đồng nhất với một điểm dân cư

B. Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân).

C. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp

D. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên – nhiên liệu hoặc gần vùng nguyên liệu nông sản

Câu 6:

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất?

A. khu công nghiệp.

B. điểm công nghiệp.

C. vùng công nghiệp.

D. trung tâm công nghiệp.

Câu 7:

Một trong các đặc điểm của khu công nghiệp tập trung là

A. vùng lãnh thổ rộng lớn

B. gắn với đô thị nhỏ và lớn.

C. đồng nhất với một vùng dân cư.

D. Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao.

Câu 8:

Khu vực có ranh giới rõ ràng (vài trăm ha), có vị trí thuận lợi (gần cảng biển, quốc lộ lớn, gần sân bay) là đặc điểm hình thức của tổ chức lanhc thổ công nghiệp nào sau đây?

A. Khu công nghiệp

B. Điểm công nghiệp

C. Vùng công nghiệp.                                            

D. Trung tâm công nghiệp.

Câu 9:

Các nước đang phát triển ở Châu Á, trong đó có Việt Nam phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung vì:

A. Trình độ của lực lượng lao động

B. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

C. Vốn cho sản xuất, công nghệ lớn; nhiều kinh nghiệm quản lí

D. Đang trong giai đoạn công nghiệp hóa với chiến lược hướng về xuất khẩu

Câu 10:

Nhân tố nào sau đây có tác động lớn đến lựa chọn dịa điểm xây dựng các khu công nghiệp?

A. Vị trí địa lí

B. Cơ sở hạ tầng

C. Lực lượng lao động

D. Thị trường lao động

Câu 11:

Ưu điểm của các xí nghiệp đơn lẻ của hình thức điểm công nghiệp là

A. Tận dụng được các chất phế thải.

B. Việc đầu tư vào kết cấu hạ tầng thấp

C. Thuận lợi cho việc thay đổi mặt hàng trong kinh doanh; cơ động, dễ thay đổi và ứng phó với trang thiết bị

D. Liên hệ về sản xuất, kinh doanh, kĩ thuật,… tốt với các xí nghiệp khác nên giá thành sản phẩm có sức cạnh tranh tốt

Câu 12:

Các xí nghiệp đơn lẻ tập trung ở khu vực nào của nước ta?

A. Tây Bắc, Tây Nguyên

B. Tây Bắc, Đông Nam Bộ

C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ

D. Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên

Câu 13:

Ở nước ta khu công nghiệp tập trung nhất ở vùng nào sau đây?

A. Đông Nam Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Duyên hải miền Trung

D. D, Trung du miền núi Bắc Bộ

Câu 14:

Căn cứ vào vai trò, các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia ở nước ta là?

A. Hà Nội, Hải Phòng

B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

C. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

D. Thái Nguyên, Nha Trang, Vinh, Việt Trì

Câu 15:

Căn cứ vào giá trị sản xuất các trung tâm, công nghiệp rất lớn là:

A. Hà Nội.

B. Đà Nẵng.

C. Hải Phòng.

D. TP. Hồ Chí Minh.

Câu 16:

Theo quy hoạch của bộ công nghiệp nước ta (năm 2001), cả nước được phân thành

A. 3 vùng công nghiệp

B. 4 vùng công nghiệp

C. 5 vùng công nghiệp

D. 6 vùng công nghiệp.

Câu 17:

Nhật Bản, Hoa Kì, EU đúng đầu trong công nghiệp điện tử tin học là do

A. nguồn cung cấp kim loại lớn

B. nguồn cung cấp điện năng lớn

C. có lực lượng lao động có trình độ chuyên môn - kĩ thuật cao

D. nhu câu sử dụng các thiết bị điện tử, máy tính, điện tử tiêu dùng, thiết bị viên thông lớn

Câu 18:

Ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa là sản phẩm của nhóm ngành công nghiệp nào?

A. Máy tính

B. Thiết bị điện tử.

C. Điện tử tiêu dùng

D. Thiết bị viễn thông

Câu 19:

Máy Fax, điện thoại là sản phẩm của nhóm ngành nào sau đây?

A. Máy tính

B. Thiết bị điện tử.

C. Điện tử tiêu dùng

D. Thiết bị viễn thông

Câu 20:

Xăng, dầu hỏa, dầu bôi trơn, dược phẩm, chất thơm,… là sản phẩm của ngành công nghiệp nào?

A. Công nghiệp háo dầu

B. Công nghiệp hóa chất cơ bản.

C. Công nghiệp hóa tổng hợp hữu cơ

D. Công nghiệpkhai thác dầu khí

Câu 21:

Sản phẩm nào sau đây thuộc ngành hóa chất cơ bản?

A. Sợ hóa học, cao su tổng hợp

B. Xăng, dầu hỏa, dầu bôi trơn

C. Các chất dẻo, chất thơm, phim ảnh.

D. Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm

Câu 22:

Nhà máy lọc hóa dầu  Dung Quất Việt Nam thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Quảng Ngãi

B. Ninh Thuận

C. Bà Rịa - Vũng Tàu

D. TP. Hồ Chí Minh

Câu 23:

Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và kahr năng khai thác ở nước ta là

A. bể Cửu long và bể Nam Côn Sơn

B. bể Phú Khánh và bể Mã Lai.

C. bể Cửu Long và bể Sông Hồng

D. bể Phú Khánh và bể Mã Lai

Câu 24:

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu tác động lớn nhất của yếu tố nào sau đây?

A. Nguồn nguyên liệu, vốn, khoa học kĩ thuật.

B. Vốn, lao động, chi phí vận chuyển

C. Nguồn nguyên liệu, lao động, thị trương tiêu thụ

D. Lao động, thị trường tiêu thụ, thời gian quay vòng vốn

Câu 25:

Công nghiệp dệt may có vai trò nào sau đây?

A. Góp phần giải quyết việc làm, nhất là lao động nữ

B. Đáp ứng nhu cầu may mặc, ăn uống của con người

C. Thúc đẩy ngành nông nghiệp và công nghiệp nhẹ phát triển

D. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật, năng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người

Câu 26:

Ngành công nghiệp dệt - may có tác động mạnh nhất đến ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Công nghiệp cơ khí

B. Công nghiệp hóa chất

C. Công nghiệp luyện kim

D. D, Công nghiệp năng lượng.

Câu 27:

Ngành dệt may hiện nay phân bố rộng rãi ở nhiều nước không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. Nguyên liệu phong phú

B. Lực lượng lao động dồi dào

C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. Vốn đầu tư lớn nhưng thời gian hoàn vốn nhanh

Câu 28:

Công nghiệp thực phẩm lấy nguồn nguyên liệu từ

A. trồng trọt, chăn nuôi, lâm sản

B. lâm sản, thủy sản, chăn nuôi

C. trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản

D. lâm sản, sản phẩm cây lương thực, thủy sản

Câu 29:

Một trong những thị trường tiêu thụ hàng dệt - may rất lớn là

A. Đông Nam Á, Nam Á, Tây Âu, Nam Mỹ

B. Nam Á, Nam Phi, Nam Mỹ, Châu Đại Dương

C. EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ, Liên bang Nga, Đông Âu

D. Tây Âu, Nam Mỹ, EU, Liên bang Nga, Nhật Bản

Câu 30:

Ngành công nghiệp thực phẩm vừa có xu hướng phân bố gần vùng nguyên liệu, vừa gần thị trường tiêu thụ là do

A. phục vụ nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của dân cư

B. tiết kiệm chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tảnh hàng hóa.

C. tăng giá trị, chất lượng, kéo dài thời gain bảo quản sản phẩm

D. nguồn nguyên liệu khó bảo quản, đảm bảo chất lượng sản phẩm

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Chương 8: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Học sinh