Trắc nghiệm Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế có đáp án (Nhận biết, thông hiểu)

Trắc nghiệm Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế có đáp án (Nhận biết, thông hiểu)

  • 30/11/2021
  • 15 Câu hỏi
  • 230 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế có đáp án (Nhận biết, thông hiểu). Tài liệu bao gồm 15 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.9 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

40 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Các dạng cân bằng của vật rắn là:

A. Cân bằng bền, cân bằng không bền

B. Cân bằng  không bền, cân bằng phiếm định

C. Cân bằng bền, cân bằng phiếm định

D. D. Cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định

Câu 2:

Chọn phát biểu đúng. Cân bằng bền là loại cân bằng mà vật có vị trí trọng tâm

A.  Cao nhất so với các vị trí lân cận

B. Thấp nhất so với các vị trí lân cận

C. Bất kì so với các vị trí lân cận

D. Cao bằng với các vị trí lân cận

Câu 3:

Chọn phát biểu đúng.

Cân bằng bền là loại cân bằng mà nếu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu

A.  Vật có không có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu.

B. Vật chuyển sang trạng thái cân bằng mới.

C. Vật có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu nhưng cần đến tác nhân bên ngoài.

D. Vật có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu không cần đến tác nhân bên ngoài.

Câu 4:

Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là :

A. Cân bằng bền.

B. Cân bằng không bền.

C. Cân bằng phiếm định.

D. Không thuộc dạng cân bằng nào cả.

Câu 5:

Dạng cân bằng của người đi xe đạp trên dây là

A. Cân bằng bền.

B. Cân bằng không bền

C. Cân bằng phiếm định.

D. Không thuộc dạng cân bằng nào cả

Câu 6:

Một bán cầu bằng đồng (được vẽ màu sẫm) và một bán cầu bằng nhôm gắn với nhau thành một quả cầu. Hãy cho biết trạng thái của quả cầu ở ba vị trí trên hình.

A. 1- cân bằng bền; 2 – cân bằng không bền; 3 – cân bằng phiếm định

B. 1- cân bằng phiếm định; 2 – không cân bằng; 3 – cân bằng không bền

C.  1- cân bằng bền; 2 – cân bằng phiếm định; 3 – cân bằng không bền.

D.  1- cân bằng bền; 2 – không cân bằng; 3 – cân bằng không bền

Câu 7:

Tại sao không lật đổ được con lật đật?

A. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng bền.

B. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng không bền

C. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cần bằng phiếm định

D. Ví nó có dạng hình tròn

Câu 8:

Tại sao người đi trên dây thường dang hai tay sang hai bên

A. Để gây chú ý cho người nhìn.

B.  Để tăng lực ma sát giữa chân người và dây nên người không bi ngã.

C.  Để tăng mômen trọng lực của hệ (thân người và cánh tay) nên dễ điều chỉnh khi người mất thăng bằng

D.  Để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (thân người và cánh tay) luôn đi qua dây nên người không bị ngã.

Câu 9:

Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để làm gì?

A.  Để vừa đi vừa biểu diễn cho đẹp

B.  Để tăng lực ma sát giữa chân người và dây nên người không bị ngã

C. Để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và gậy) luôn đi qua dây nên người không bị ngã

D.  Để tăng mômen trọng lực của hệ (người và gậy) nên dễ điều chỉnh khi người mất thăng bằng

Câu 10:

Lật đật được chế tạo ở trạng thái

A. Cân bằng bền

B.  Cân bằng không bền

C.  Cân bằng phiếm định

D. Không dạng cân bằng nào cả

Câu 11:

Chọn phương án đúng

Muốn cho một vật đứng yên thì

A. hợp lực của các lực đặt vào vật không đổi.

B.  hai lực đặt vào vật ngược chiều

C. các lực đặt vào vật phải đồng quy.

D. hợp lực của các lực đặt vào vật bằng 0.

Câu 12:

Trọng tâm của vật rắn trùng với tâm hình học của nó khi nào?

A.  Vật có dạng hình học đối xứng

B.  Vật có dạng là một khối cầu.

C. Vật đồng tính, có dạng hình học đối xứng

D. Vật đồng tính.

Câu 13:

Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực

A. Phải xuyên qua mặt chân đế.

B.  Không xuyên qua mặt chân đế.

C.  Nằm ngoài mặt chân đế.

D. Trọng tâm ở ngoài mặt chân đế.

Câu 14:

Mức vững vàng của cân bằng được xác phụ thuộc vào:

A.  Độ cao của trọng tâm.

B.  Diện tích của mặt chân đế.

C.  Giá của trọng lực.  

D.  Độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.

Câu 15:

Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người ta chế tạo:

A. Xe có khối lượng lớn

B.  Xe có mặt chân đế rộng

C. Xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp

D.  Xe có mặt chân đế rộng, và khối lượng lớn

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế có đáp án (Nhận biết, thông hiểu)
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 40 Phút
  • 15 Câu hỏi
  • Học sinh