Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Ôn tập trắc nghiệm Tài chính quốc tế có đáp án - Phần 10. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Tài chính ngân hàng. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
3 Lần thi
Câu 1: Yếu tố nào sau đây là bất lợi khi tiếp nhận ODA:
A. ODA giúp các nước nghèo tiếp thu được thành tự khoa học, công nghệ phát triển nguồn nhân lực
B. ODA tạo điều kiện cho các quốc gia hiểu biết lẫn nhau và góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập và mở cửa quốc tế
C. ODA giúp các nước đang và kém phát triển điều chỉnh cơ cấu kính tế, xoá giảm nghèo
D. Về kinh tế nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận xoá bỏ đân hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế XNK hàng hoá của các nước tài trợ
Câu 2: Vốn đối ứng của các quốc gia nhận viện trợ ODA là khoản:
A. Vốn ODA mà các đối tác cung cấp trực tiếp cho các đối tác nhận viện trợ để thực hiện dự án ODA
B. Vốn mà đơn vị thụ hưởng ODA là các nước phát triển bố trí từ nguồn ngân sách để thực hiện dự án ODA
C. Vốn ODA mà các đối tác cam kết tài trợ chương trình dự án cụ thể hoặc hỗ trợ ngân sách sau khi điều ước quốc tế khung về ODA và vốn vay ưu đãi được thông qua
D. Vốn đóng góp của phía nhận viện trợ bằng hiện vật hoặc bằng tiền để chuẩn bị thực hiện chương trình dự án và được bối trí từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn do chủ dự án bố trí, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn đối ứng khác
Câu 3: Giải ngân nguồn vốn ODA là:
A. Vốn mà chính phủ các nước phát triển nhận sau khi hoàn thành dự án ODA
B. Đơn vị tài trợ bổ sung nguồn vốn ODA cho các dự án còn dang dở
C. Đơn vị thụ hưởng nguồn vốn ODA cho dự án cụ thể
D. Thực hiện các quy định, thủ tục cần thiết để nhận được vốn ODA từ nhà tài trợ chuyển qua ban quản lý dự án
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không thuộc quy trình thu hút ODA:
A. Giải ngân, nghiệm thu và quyết toán ODA
B. Xác định nhu cầu và cam kết tài trợ ODA
C. Xử lý các tổn thất do sử dụng ODA sai mục đích
D. Lập dự án và ký kết hiệp định tài trợ ODA
Câu 5: Để giải quyết tình trạng thiếu vốn việt nam nên:
A. Tăng cường thu hút vốn ODA
B. Vay ưu đãi quốc tế
C. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Nhận định nào sai về đơn vị tài trợ nguồn vốn ODA:
A. Trực tiếp điều hành dự án ODA
B. Không tham gia điều hành dự án ODA
C. Có đủ thầm quyền điều hành, quản lý dự án ODA
D. Tất cả đều sai
Câu 7: Những nội dung nào sau đây là đặc điểm của ODA:
A. Chủ đầu tư nước ngoài quản lý điều hành dự án ODA
B. ODA được thực hiện bằng nguồn vốn của các doanh nhân nước ngoài
C. Nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn ban đầu và nguồn vốn đi vay
D. ODA được tính vào khoản thu của NSNN. Do đó, việc sử dung ODA cho các dự án cụ thể được coi là việc sử dụng vốn của NSNN
Câu 8: Những yếu tố không được ưu đãi trong ODA là:
A. Thời gian sử dụng vốn dài
B. Lãi suất thấp
C. Có ân hạn
D. Chọn thiết bị và nhà thầu
Câu 9: Tài trợ phát triển chính thức (ODA) thuộc loại nào dưới đây?
A. Cho vay thương mại
B. Cho vay ưu đãi
C. Cho vay có điều kiện
D. Cho vay trung hạn và dài hạn
Câu 10: Các chủ thể nao không cung cấp vốn ODA?
A. Các tập đoàn kinh tế quốc tế
B. Tổ chức kinh tế quốc tế
C. Chính phủ các nước
D. Tất cả đều đúng
Câu 11: Để giải quyết tình trạng thiếu vốn, các nước chậm phát triển nên:
A. Hạn chế thu hút vốn ODA
B. Tăng cường thu hút vốn ODA
C. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
D. Cả A và B
Câu 12: Viện trợ quốc tế không hoàn lại không được sử dụng vào các mục đích nào sau đây?
A. Hỗ trợ phát triển của các Chính phủ và các tổ chức
B. Hỗ trợ chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo
C. Hỗ trợ phòng chống thiên tai dịch bệnh
D. Cho vay xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp tư nhân
Câu 13: Tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu do tổ chức nào sau đây thực hiện:
A. Kho bạc Nhà nước Việt Nam
B. Ngân hàng phát triển Việt Nam
C. Ngân hàng nhà nước Việt Nam
D. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
Câu 14: Viện trợ Quốc tế không hoàn lại thuộc do cơ quan nào quản lý và điều hành nào sau đây?
A. Ngân hàng Nhà nước
B. Bộ tài chính
C. Ngân hàng chính sách xã hội
D. Bộ kế hoạch và đầu tư
Câu 15: Trong các biện pháp quản lý nhập khẩu sau đối với doanh nghiệp biện pháp nào dễ dự đoán rõ ràng minh bạch nhất?
A. Giấy phép chuyên ngành
B. Giấy phép nhập khẩu
C. Hạn ngạch nhập khẩu
D. Thuế quan
Câu 16: Biểu thuế quan chung xó những hình thức liên kết kinh tế quốc tế bào sau đây:
A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
B. Khu vực mậu dịch tự do
C. Liên minh thuế quan
D. Cả A B C đều đúng
Câu 17: Khu vực mậu dịch tự do có nội dung:
A. Tự do di chuyển các yếu tố sản xuất giữa các nước trong khối
B. Các nước xây dựng chính sách thương mại chung
C. Các nước thành viên tiến hành thống nhất các chính sách thu chi ngân sách tiền tệ và kinh tế xã hội
D. Tự do hóa thương mại được thực hiện giữa các nước trong khối
Câu 18: Lựa chọn các hình thức dàn xếp ngoại thương ưu đãi theo cấp độ liên kết từ thấp đến cao?
A. Khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh tiền tệ, liên minh kinh tế
B. Khu vực mậu dịch tự do, liên minh kinh tế, liên minh thuế quan, thị trường chung
C. Khu vực mậu dịch tự do, thị trường chung, liên minh thuế quan, liên minh tiền tệ, liên minh kinh tế
D. Khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh kinh tế, liên minh tiền tệ
Câu 19: Liên minh kinh tế phát triển hơn liên minh thuế quan ở chỗ nào:
A. Có biểu thuế chung
B. Có đồng tiền chung
C. Tự do di chuyển các yếu tố sản xuất
D. Các nước thành viên miễn giảm thuế quan của hàng hóa do mình sản xuất khi nhập vào thị trường của nhau
Câu 20: Trong các hình thức liên kết kinh tế quốc tế sau, hình thức nào cao nhất?
A. Thị trường chung
B. Khu vực mậu dịch tự do
C. Liên minh thuế quan
D. Liên minh kinh tế
Câu 21: Giữa hạn ngạch và thuế quan, người tiêu dùng và người sản xuất thích chính phủ sử dụng biện pháp nào hơn?
A. Người tiêu dùng thích chính phủ bảo hộ bằng hạn ngạch hơn còn người sản xuất thích chính phủ bảo hộ bằng thuế quan hơn
B. Hạn ngạch
C. Người tiêu dùng thích chính phủ bảo hộ bằng thuế quan hơn còn người sản xuất thích chính phủ bảo hộ bằng hạn ngạch hơn
D. Thuế quan
Câu 22: Hiện nay trong thương mại quốc tế mức thuế quan trung bình ngày càng có xu hướng:
A. Ổn định
B. Giảm đi
C. Tăng lên
D. A và B là đáp án đúng
Câu 23: Rang buộc thuế trong WTO là:
A. Các nước thành viên không quy định nhiều mức thuế
B. Các nước thành viên cam kết về việc giảm mức thuế và khống chế mức thuế trần
C. Các nước thành viên phải giảm thuế quan xuống mức 0%
D. Các thành viên không được đánh thuế vượt quá mức thuế suất rang buộc
Câu 24: Đặc điểm của hình thức hạn chế nhập khẩu phi thuế quan là:
A. Có lợi cho người tiêu dùng
B. Bảo hộ rất chặt chẽ đối với người sản xuất
C. Tăng nguồn thu cho NSNN
D. Tất cả đáp án trên
Câu 25: Việc chính phủ tiến hành trợ cấp xuất khẩu cho các doanh nghiệp là vi phạm nguyên tắc nào của WTO trong thương mại quốc tế?
A. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng
B. Nguyên tắc mở cửa thị trường
C. Nguyên tắc không phân biệt đối xử
D. Nguyên tắc công khai minh bạch
Chủ đề: Ôn tập trắc nghiệm Tài chính quốc tế có đáp án Xem thêm...
- 3 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận