Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào ngân hàng BIDV có đáp án - Phần 15. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
16/10/2021
Thời gian
45 Phút
Tham gia thi
1 Lần thi
Câu 1: Sau khi khách hàng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tín dụng được đảm bảo bằng tài sản đảm bảo nhưng khách hàng chưa có nhu cầu nhận lại hồ sơ tài sản đảm bảo (muốn dùng để bảo đảm cho các khoản vay tiếp theo) thì Bộ phận QLKH thực hiện như thế nào?
A. Không thực hiện thủ tục gì
B. Cán bộ QLKH lập Thông báo tác nghiệp về hồ sơ tài sản đảm bảo trình cấp có thẩm quyền duyệt ký và gửi cho Bộ phận Kho quỹ
C. Cán bộ QLKH lập Thông báo tác nghiệp về hồ sơ tài sản đảm bảo trình cấp có thẩm quyền duyệt ký và gửi Phòng Quản trị Tín dụng
D. Cán bộ QLKH lập Thông báo tác nghiệp về hồ sơ tài sản đảm bảo trình cấp có thẩm quyền duyệt ký và gửi Phòng Quản lý rủi ro
Câu 2: Trong quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV, bộ phận nào chịu trách nhiệm soạn thảo hợp đồng tín dụng?
A. Bộ phận QLKH
B. Bộ phận QTTD
C. Bộ phận QLRR
D. Bộ phận QLKH và Bộ phận QTTD cùng bàn bạc soạn thảo
Câu 3: Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV, khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của PGĐ QLRR được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có chữ ký duyệt của những đối tượng nào?
A. PGĐ QLKH ký phê duyệt cấp tín dụng
B. PGĐ QLRR ký phê duyệt cấp tín dụng
C. PGĐ QLKH ký phê duyệt trên Báo cáo đề xuất tín dụng và PGĐ QLRR ký phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro
D. Lãnh đạo Phòng QLKH ký trên Báo cáo đề xuất tín dụng và PGĐ QLRR ký phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro
Câu 4: Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, trường hợp cấp tín dụng nào phải có văn bản Quyết định cấp tín dụng?
A. Các khoản do Trụ sở chính duyệt
B. Các khoản phải qua thẩm định rủi ro
C. Tất cả các khoản vay
D. Các khoản vay do Tổng Giám đốc/Giám đốc Chi nhánh phê duyệt
Câu 5: Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, khi đề xuất giải ngân những khoản vay cần chuyển đổi ngoại tệ, Bộ phận QLKH cần phối hợp với bộ phận nào?
A. Bộ phận QLRRTD
B. Bộ phận Thanh toán quốc tế
C. Bộ phận nguồn vốn
D. Bộ phận QTTD
Câu 6: Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV, khi nào cán bộ QLKH lập Giấy đề nghị thu nợ?
A. Khách hàng trả nợ đúng hạn
B. Khách hàng trả nợ trước hạn
C. Khách hàng chỉ có khả năng trả một phần gốc, lãi, phí đến hạn
D. b và c
Câu 7: Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV, khi thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh, trường hợp nào Bộ phận QTTD được tự động giải toả bảo lãnh trên phân hệ TF mà không cần có Đề xuất tất toán bảo lãnh của Bộ phận QLKH?
A. Thư bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh có thời hạn hết hiệu lực mở
B. Thư bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh có ngày hết hạn hiệu lực xác định
C. Thư bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh hết hiệu lực trước thời hạn đã xác định
D. Cả a và c
Câu 8: Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV, Giám đốc Chi nhánh có thẩm quyền phê duyệt giải ngân trong trường hợp nào?
A. Chi nhánh không có PGĐ phụ trách tác nghiệp hoặc PGĐ phụ trách tác nghiệp đi vắng
B. Bộ phận QLKH và Bộ phận QTTD không thống nhất về các vấn đề giải ngân
C. Cả a và b đều đúng
D. Cả a và b đều sai
Câu 9: Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV, Trưởng phòng QTTD có thể được Giám đốc Chi nhánh/PGĐ PTTN uỷ quyền thực hiện nội dung nào sau đây?
A. Phê duyệt giải ngân
B. Phê duyệt phát hành bảo lãnh
C. Phê duyệt giải ngân, phát hành bảo lãnh
D. Cả a và b đều sai
Câu 10: Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV, đối với các khoản tín dụng thuộc thẩm quyền của Phòng Giao dịch thì Lãnh đạo Phòng Giao dịch có thẩm quyền phê duyệt nội dung nào?
A. Phê duyệt giải ngân
B. Phê duyệt phát hành bảo lãnh
C. Phê duyệt giải ngân, phát hành bảo lãnh
D. Cả a và b đều sai
Câu 11: Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV, trong trường hợp nào cấp có thẩm quyền phán quyết tín dụng là cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân?
A. Giải ngân theo hạn mức
B. Cho vay bắt buộc
C. Cả a và b đều đúng
D. Cả a và b đều sai
Câu 12: Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV, trường hợp khoản tín dụng vượt mức uỷ quyền phán quyết của Chi nhánh và phải trình Trụ sở chính thì Tờ trình của Chi nhánh trình Trụ sở chính do ai ký?
A. Chỉ Giám đốc Chi nhánh
B. Giám đốc Chi nhánh hoặc PGĐ QLRR
C. Giám đốc Chi nhánh ký. Trường hợp Giám đốc Chi nhánh đi vắng thì ủy quyền cho PGĐ chi nhánh ký đối với từng khoản cấp tín dụng cụ thể.
D. PGĐ QLKH
Câu 13: Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV, đối với trường hợp khách hàng mở L/C đảm bảo bằng vốn vay của BIDV mà khách hàng đã có hạn mức tín dụng thì trình tự thực hiện như thế nào?
A. Bộ phận QTTD lập Đề xuất đảm bảo nguồn vốn thanh toán L/C và trình duyệt đảm bảo nguồn thanh toán L/C
B. Bộ phận QLKH lập Đề xuất đảm bảo nguồn vốn thanh toán L/C trình Lãnh đạo Bộ phận QLKH ký, chuyển hồ sơ sang Bộ phận QTTD để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo nguồn thanh toán L/C
C. Bộ phận QTTD lập Tờ trình đảm bảo nguồn vốn thanh toán L/C và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
D. Cả a, b và c đều sai
Câu 14: Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, đối với trường hợp khách hàng mở L/C đảm bảo bằng vốn vay BIDV mà khách hàng không có hạn mức tín dụng thì trình tự thực hiện như thế nào?
A. Bộ phận QLKH lập Báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng, chuyển toàn bộ hồ sơ sang Bộ phận QTTD để trình duyệt đảm bảo nguồn thanh toán L/C.
B. Bộ phận QLKH lập Đề xuất đảm bảo nguồn vốn thanh toán L/C, chuyển hồ sơ sang Bộ phận QTTD để trình duyệt đảm bảo nguồn thanh toán L/C.
C. Bộ phận QTTD lập Tờ trình đảm bảo nguồn vốn thanh toán L/C, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
D. Cả a, b và c đều sai
Câu 15: Cấp nào có thẩm quyền điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng?
A. Cấp đã phê duyệt khoản cấp hạn mức tín dụng đó. Trường hợp điều chỉnh tăng hạn mức vượt quá thẩm quyền của cấp đã phê duyệt ban đầu thì phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cao hơn theo quy định về phân cấp thẩm quyền của BIDV.
B. Cấp đã phê duyệt cấp tín dụng
C. HĐTD cơ sở
D. Cả a, b và c đều sai
Câu 16: Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, trường hợp từ chối cấp tín dụng, bộ phận nào chịu trách nhiệm soạn thảo văn bản từ chối cấp tín dụng?
A. Bộ phận QLRR
B. Bộ phận QLKH
C. Bộ phận QTTD
D. BIDV không thông báo về việc từ chối cấp tín dụng
Câu 17: Các trường hợp nào thì phải chuyển nợ quá hạn?
A. Khách hàng không trả nợ (bao gồm gốc, lãi, phí) đúng hạn mà không được BIDV cho gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn nợ
B. Khách hàng phải nhận nợ vay bắt buộc khi BIDV đã thực hiện thay các nghĩa vụ bảo lãnh
C. Tình hình tài chính cuả khách hàng suy giảm nghiêm trọng
D. Cả a và b
Câu 18: Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, khi phát sinh nợ quá hạn Bộ phận QLRR chịu trách nhiệm thực hiện những nội dung gì?
A. Phối hợp và trợ giúp Cán bộ QLKH trong việc rà soát, phân tích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn
B. Giám sát Bộ phận QLKH trong quá trình thực hiện các biện pháp xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
C. Đầu mối đi thu nợ
D. a và b
Câu 19: Theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV, Bộ phận nào có trách nhiệm soạn thảo Hợp đồng cấp bảo lãnh?
A. QLRR
B. QLKH
C. QTTD
D. QLKH phối hợp QTTD
Câu 20: Đối với trường hợp khách hàng quan hệ tín dụng tại Chi nhánh nhưng khoản tín dụng do Hội sở chính và Chi nhánh cùng phối hợp thẩm định đề xuất tín dụng, việc điều chỉnh tín dụng thực hiện như thế nào?
A. Chi nhánh lập Báo cáo đề xuất điều chỉnh tín dụng trình GĐ Chi nhánh phê duyệt, gửi Ban QLRRTD để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
B. Chi nhánh lập Báo cáo đề xuất điều chỉnh tín dụng gửi Ban KHDN. Ban KHDN tái phân tích đánh giá, lập Báo cáo đề xuất điều chỉnh tín dụng trình PTGĐ QLKH, chuyển sang Ban QLRRTD để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
C. Chi nhánh được quyền thực hiện điều chỉnh tín dụng
D. Cả a, b và c đều sai
Câu 21: Đối với trường hợp khoản tín dụng do Hội sở chính trực tiếp đề xuất tín dụng và phê duyệt tín dụng nhưng giao cho Chi nhánh quản lý, giao dịch và giải ngân/phát hành bảo lãnh/thu nợ… theo phê duyệt của Hội sở chính, việc điều chỉnh tín dụng thực hiện như thế nào?
A. Chi nhánh tiếp nhận văn bản đề nghị điều chỉnh tín dụng từ khách hàng và các hồ sơ có liên quan, gửi hồ sơ về Ban KHDN. Ban KHDN đề xuất điều chỉnh tín dụng như đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng trực tiếp tại Trụ sở chính.
B. Chi nhánh thu thập hồ sơ, lập Báo cáo đề xuất điều chỉnh tín dụng, gửi hồ sơ về Ban KHDN trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
C. Chi nhánh đề xuất điều chỉnh tín dụng như đối với khoản tín dụng do CN cấp
D. Cả a, b và c đều sai
Câu 22: Trường hợp ý kiến phê duyệt đề xuất tín dụng của PGĐ QLKH khác biệt so với ý kiến phê duyệt rủi ro của PGĐ QLRR thì xử lý như thế nào?
A. Từ chối cấp tín dụng
B. PGĐ QLKH báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro cao hơn để xem xét, quyết định.
C. PGĐ QLRR báo cáo Giám đốc Chi nhánh xem xét, quyết định.
D. PGĐ QLKH báo cáo Giám đốc Chi nhánh xem xét, quyết định.
Câu 23: Trường hợp khoản vay, bảo lãnh thuộc thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở cần phải xử lý nhưng không đủ số lượng thành viên theo quy định, thì chi nhánh phải xử lý như thế nào?
A. Từ chối khách hàng
B. Chi nhánh trình lên Hội sở chính xem xét, quyết định.
C. Chủ tịch Hội đồng tín dụng cơ sở được quyền quyết định
D. Giám đốc Chi nhánh được quyền quyết định.
Câu 24: Trường hợp khoản tín dụng thuộc thẩm quyền của Phó Giám đốc phụ trách QLKH, nhưng Phó Giám đốc đó đi vắng, thì Lãnh đạo Phòng Quan hệ khách hàng sẽ trình ai xử lý?
A. Giám đốc Chi nhánh
B. Phó Giám đốc khác được Giám đốc Chi nhánh phân công phụ trách công việc của PGĐ QLKH.
C. a hoặc b
D. Cả a và b đều sai
Câu 25: Trường hợp khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết của PGĐ QLRR nhưng PGĐ QLRR đi vắng, thì sẽ trình ai xử lý?
A. Trình Giám đốc Chi nhánh
B. Trình Hội đồng tín dụng cơ sở nếu Giám đốc Chi nhánh cũng đi vắng
C. Từ chối cấp tín dụng
D. a hoặc b
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào ngân hàng BIDV có đáp án Xem thêm...
- 1 Lượt thi
- 45 Phút
- 25 Câu hỏi
- Người đi làm
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận