Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thương mại quốc tế - Phần 7

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thương mại quốc tế - Phần 7

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 220 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thương mại quốc tế - Phần 7. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Kinh tế thương mại. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

5 Lần thi

Câu 1: Nếu như đồng Việt Nam tăng giá so với đồng Đôla Mỹ thì sẽ đẫn đến?

A. Xuất khẩu của Việt Nam giảm

B. Xuất khẩu của Việt Nam tăng

C. Xuất khẩu của Mỹ giảm

D. Nhập khẩu của Mỹ tăng

Câu 2: Xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới như thế nào?

A. Sự phát triển mang tính chất bùng nổ của KH – CN

B. Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới diễn ra với quy mô ngày càng và tốc độ ngày càng cao

C. Nền kinh tế thế giới chuyển từ lưỡng cực sang đa cực và xuất hiện sự phát triển của vòng cung Châu Á – Thái Bình Dương

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 3: Nội dung của quan hệ kinh tế quốc tế gồm các hoạt động cơ bản nào?

A. Thương mại quốc tế, hợp tác quốc tế về kinh tế và KH – CN

B. Thương mại quốc tế, hợp tác đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế về kinh tế và KH – CN, các dịch vụ thu ngoại tệ

C. Nhập khẩu, xuất khẩu

D. Thương mại quốc tế và các dịch vụ thu ngoại tệ

Câu 4: Nội dung của thương mại quốc tế gồm các hoạt động cơ bản nào?

A. XK và NK

B. XK, NK, tái XK và chuyển khẩu

C. XK, NK, tái XK và chuyển khẩu, gia công thuê nước ngoài và xuất khẩu tại chỗ

D. XK, NK, gia công thuê nước ngoài và xuất khẩu tại chỗ

Câu 5: Theo lý thuyết lợi ích tuyệt đối của A.Smith thì trong thương mại quốc tế:

A. Tất cả các nước đều có lợi

B. Nước nào có sản phẩm có hàm lượng KH – CN cao hơn thì sẽ kia sẽ bất lợi

C. Các nước đều có lợi khi họ tập trung vào chuyên môn hoá trao đổi quốc tế được lợi còn nước sản xuất và xuất khẩu có lợi thế tuyệt đối

D. Các nước bị bất lợi trong việc sản xuất 2 mặt hàng so với nước kia thì không nên tham gia trao đổi quốc tế

Câu 6: Trong lý thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo thì trong trao đổi quốc tế

A. Tất cả các nước đều có lợi

B. Nước nào có sản phẩm có hàm lượng KH – CN cao hơn thì sẽ kia sẽ bất lợi

C. Các nước đều có lợi khi họ tập trung vào chuyên môn hoá trao đổi quốc tế được lợi còn nước sản xuất và xuất khẩu có lợi thế tuyệt đối

D. Các nước bị bất lợi trong việc sản xuất 2 mặt hàng so với nước kia thì không nên tham gia trao đổi quốc tế

Câu 7: Có thể nói lý thuyết lợi thế so sánh chính là lý thuyết lợi ích tuyệt đối mở rộng?

A. Không thể vì bản chất khác nhau

B. Đúng vì nó hoàn thiện những mặt hạn chế của lý thuyết lợi ích tuyệt đối

C. Đúng vì nó cùng đề cập đến vấn đề trao đổi quốc tế

D. Sai vì 2 ông nghiên cứu ở 2 thời điểm khác nhau và hoàn cảnh thế giới lúc này cũng khác nhau

Câu 8: Xu hướng tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch

A. Về nguyên tắc 2 xu hớng này đối ngịch nhau

B. 2 xu hướng không bài trừ nhau mà thống nhất với nhau

C. Trên thực tế 2 xu hướng luôn song song tồn tại và kết hợp với nhau trong quá trình toàn cầu hoá

D. Tất cả các ý trên

Câu 9: Đầu tư quốc tế, các nhà đầu tư thường thích đầu tư nhiều vốn vào các nước

A. Kém phát triển

B. Đang phát triển

C. Phát triển

D. Cả B và A

Câu 10: Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

A. Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia

B. Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế

C. Sự chênh lệch lãi suất và những yếu tố tâm lý

D. Các câu trên đều đúng

Câu 12: Đâu không phải nội dung của tỷ giá thả nổi có quản lý?

A. Là tỷ giá vẫn được quan hệ cung – cầu trên thị trường quyết định

B. Có sự can thiệp của chính phủ để không vượt quá hay hạ thấp quá mức tỷ giá mục tiêu

C. Chính phủ tham gia can thiệp vào thị trường thông qua các chính sách kinh tế, thuế quan, và các rào cản kỹ thuật

D. Tất cả đều là nội dung của tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát

Câu 13: Khi đồng VND bị mất giá, chính phủ Việt Nam muốn điểu chỉnh kéo giá đồng Việt Nam lên họ sẽ như thế nào?

A. Mua ngoại tệ, bơm thêm tiền vào lưu thông

B. Mua nội tệ vào, bơm ngoại tệ vào lưu thông

C. Điều chỉnh thông qua mệnh lệnh từ cơ quan vật giá trung ương

D. Không có câu nào đúng

Câu 14: Tại sao Mỹ lại không thích Trung Quốc để giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp, họ cho đó là phá giá đồng tiền?

A. Do lịch sử 2 nước có nhiều bất đồng

B. Vì như thế hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc xâm nhập vào thị trường của Mỹ rất dễ dàng, và là mối đe dọa đối với hàng hoá trong nước của Mỹ

C. Do Mỹ lo ngại Trung quốc lớn mạnh hơn mình

D. Không có câu nào đúng

Câu 15: Hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton Woods (1945) có đặc điểm

A. Lập ra quỹ tiền tệ quốc tế IMF và ngân hàng thế giới WB

B. Áp dụng tỷ giá thả nổi và kinh bản vị có giới hạn

C. Các nước tự lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái tuỳ ý, cố định hoặc thả nổi hoặc kết hợp giữa chúng thành tỷ giá thả nổi có quản lý

D. Không câu nào đúng

Câu 16: Thuế quan là loại thuế?

A. Đánh vào hàng hóa xuất khẩu

B. Đánh vào hàng hóa nhập khẩu

C. Đánh vào hàng hóa quá cảnh

D. Cả 3 câu trên

Câu 17: Tỷ số chi phí sản xuất hàng hóa X ở hai quốc gia lớn hơn tỷ số chi phí sản xuất hàng hóa Y của hai quốc gia này. Điều này cho thấy?

A. Quốc gia 1 có lợi thế so sánh ở mặt hàng X

B. Quốc gia 1 có lợi thế so sánh ở mặt hàng Y

C. Quốc gia 1 có lợi thế so sánh ở cả 2 mặt hàng X và Y

D. Quốc gia 1 không có lợi thế so sánh ở cả 2 mặt hàng X và Y

Câu 19: Cán cân ghi lại các giao dịch quốc tế có kiên quan đến các dòng chảy của vốn vào và ra khỏi một nước là?

A. Cán cân thường xuyên

B. Cán cân tài trợ chính thức

C. Cán cân luồng vốn

D. Cán cân thanh toán

Câu 20: Chính phủ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhằm giảm thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế chính phủ thực hiện chức năng nào của thị trường ngoại hối

A. Là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ

B. Là công cụ để NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ

C. Tín dụng

D. Cung cấp các công cụ để cho các nhà kinh doanh nghiên cứu phòng ngừa rủi ro trong hối đoái trao đổi

Câu 21: Nghiệp vụ dựa vào mức chênh lệnh tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối để thu lại lợi nhuận thông qua hoạt động mua và bán là?

A. Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối gia ngay

B. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệnh tỷ giá

C. Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn

D. Nghiệp vụ ngoại hối giao sau

Câu 22: Nghiệp vụ cho phép người mua có quyền có quyền không bắt buộc mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ nhất định ở một mức giá và trong thời hạn được xác định trước là?

A. Nghiệp vụ giao dich ngoại hối giao sau

B. Nghiệp vụ hoán đổi

C. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệnh tỷ giá

D. Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối quyền chọn

Câu 23: Khi tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ?

A. Có lợi cho nhập khẩu

B. Có lợi cho xuất khẩu

C. Có lợi cho nhập khẩu và xuất khẩu

D. Có hại cho nhập khẩu và xuất khẩu

Câu 24: Khi tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ?

A. Hạn chế xuất khẩu tư bản

B. Hạn chế nhập khẩu tư bản

C. Hạn chế cả xuất khẩu và nhập khẩu tư bản

D. Không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu tư bản

Câu 25: Vàng và một số đồng tiền chủ chốt được coi là ngoại tệ. Vàng là đặc điểm của chế độ?

A. Bản vị vàng

B. Bản vị vàng hối đoái

C. Hệ thống Jamaica

D. Hệ thống tiền tệ EMS

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thương mại quốc tế có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thương mại quốc tế có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 5 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên