Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở - Phần 21

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở - Phần 21

  • 30/08/2021
  • 45 Câu hỏi
  • 117 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở - Phần 21. Tài liệu bao gồm 45 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 1: Thiếu máu huyết tán thường có:

A. Lách to

B. Thiếu máu

C. Hồng cầu lưới tăng

D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Lách to kèm tăng các dòng tế bào máu ở ngoại vi gặp trong:

A. Hội chứng cường lách

B. Hội chứng tăng sinh tủy ác tính

C. Tăng tiểu cầu nguyên phát

D. Chỉ có B và C đúng

Câu 3: Hemophilia là một bệnh rối loạn đông máu:

A. Mắc phải

B. Có tính di truyền và không liên quan đến giới

C. Xảy ra chủ yếu là ở nữ giới

D. Gen bệnh lý nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X

Câu 4: Hiện nay người ta chia hemophilia ra như sau:

A. Hemophilia A do thiếu hụt các yếu tố VIII

B. Hemophilia B do thiếu hụt các yếu tố IX

C. Hemophilia C do thiếu hụt các yếu tố XI

D. Chỉ có A và B là đúng

Câu 5: Bệnh hemophilia có các đặc điểm:

A. Chỉ gặp ở nam, không bao giờ gặp ở nữ

B. Chủ yếu ở nam, nữ rất hiếm gặp

C. Bệnh do mẹ truyền cho con trai

D. Cả B và C đều đúng

Câu 6: Xuất huyết ở bệnh Hemophilia:

A. Thường là kích phát

B. Biểu hiện ở da thường là các nốt và chấm xuất huyết

C. Biểu hiện ở da thường là các mảng bầm tím hoặc u máu

D. Cả A và C đều đúng

Câu 7: Con cái của 1 gia đình có mẹ mang gen bệnh hemophilia và cha bình thường thì:

A. 50% con trai bị bệnh

B. 50% con gái mang gen bệnh

C. 25% con trai bị bệnh

D. Câu A và B đều đúng

Câu 8: Con cái của 1 gia đình có cha bị bệnh hemophilia và mẹ bình thường thì:

A. Tất cả con trai đều bình thường

B. 50% con gái mang gen bệnh

C. Tất cả con gái đều mang gen bệnh

D. Câu A và C đều đúng

Câu 9: Câu nào dưới đây là đúng nhất:

A. Hemophilia A là hay gặp nhất và do thiếu yếu tố VIII

B. Hemophilia B là hay gặp nhất và do thiếu yếu tố IX

C. Hemọphilia A là hay gặp nhất và do thiếu yếu tố IX

D. Hemophilia B là hay gặp nhất và do thiếu yếu tố XI

Câu 10: Trong bệnh hemophilia thể nặng:

A. Xuất huyết xảy ra với các chấn thương rất nhẹ gần như là tự phát

B. Thường xuất hiện sớm ở 1-2 tuổi

C. Tụ máu khớp là thường gặp

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 11: Trong bệnh hemophilia thể nhẹ và vừa:

A. Các triệu chứng thường kín đáo

B. Thường được phát hiện khi có chấn thương hay can thiệp phẫu thuật

C. Tụ máu rất thường gặp

D. Câu A và B là đúng

Câu 12: Địa điểm xuất huyết thường gặp nhất trong bệnh hemophilia là:

A. Khớp

B. Đường tiêu hoá

C. Hệ tiết niệu

D. Não - màng não

Câu 13: Trong bệnh hemophilia, địa điểm xuất huyết hiếm gặp nhưng có nguy cơ đe dọa tử vong cao là:

A. Não - màng não

B. Đường tiêu hoá

C. Hệ tiết niệu

D. Hệ hô hấp

Câu 14: Xuất huyết ở lợi răng và niêm mạc mũi là hay gặp trong:

A. Bệnh lý giảm số lượng tiểu cầu

B. Hemophilia

C. Thalassemie

D. Tất cả đều đúng

Câu 15: Về phương diện xét nghiệm, để chẩn đoán phân biệt bệnh hemophilia và Willebrand người ta dựa vào:

A. Thời gian máu chảy kéo dài ở bệnh Willebrand

B. Thời gian Quick kéo dài ở bệnh Willebrand

C. Thời gian Quick kéo dài ở Hemophilia

D. Số lượng tiểu cầu giảm trong bệnh Willebrand

Câu 16: Bệnh Willebrand khác với hemophilia vì:

A. Xuất huyết tự phát

B. Hay xảy ra ở niêm mạc

C. Bệnh di truyền không liên quan đến giới

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 18: Được gọi là hemophilia thể vừa lúc yếu tố VIII:

A. Từ 1đến 3%

B. Từ 1 đến 5%

C. Từ 5 đến 10%

D. Từ 5 đến 20%

Câu 19: Được gọi là hemophilia thể nhẹ lúc yếu tố VIII:

A. Từ 1đến 3%

B. Từ 1 đến 5%

C. Từ 5 đến 10%

D. Từ 6 đến 25%

Câu 20: Để phân biệt hemophilia A và B người ta thường dựa vào:

A. Thời gian co cục máu

B. Định lượng fibrinogen

C. Thời gian cephalin-kaolin

D. Kỹ thuật TCK gián biệt

Câu 22: Trong bệnh hemophilia, XN nào dưới đây bị rối lọan:

A. Thời gian chảy máu (TS)

B. Thời gian Quick

C. Thời gian cephalin-kaolin

D. Thời gian co cục máu

Câu 23: Chất kháng đông lưu hành chống các yếu tố VIII có thể gặp ở:

A. Các bệnh nhân hemophilia nặng, điều trị thay thế nhiều lần

B. Một số bệnh tự miễn

C. Bệnh lupút

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 24: Nửa đời sống của yếu tố VIII là:

A. 8 đến 12 giờ

B. 24 giờ

C. 24 đến 48 giờ

D. 36 đến 72 giờ

Câu 25: Nửa đời sống của yếu tố IX là:

A. 8 đến 10 giờ

B. 36 đến 48 giờ

C. 24 giờ

D. 48 đến 72 giờ

Câu 27: Yếu tố VIII có nồng độ cao nhất trong:

A. Máu đã lưu trữ

B. Máu tươi

C. Huyết tương tươi đông lạnh

D. Tủa lạnh

Câu 29: Để tránh các bệnh lây nhiễm do điều trị thay thế ở các bệnh nhân Hemophilia, tốt nhất là dùng:

A. Tủa lạnh

B. Profilate

C. Yếu tố VIII điều chế bằng công nghệ gen

D. Huyết tương tươi đông lạnh

Câu 30: Trong những tình huống cần phải can thiệp phẩu thuật ở các bệnh nhân hemophilia A thể nặng, thái độ xử trí thích hợp là:

A. Chống chỉ định tuyệt đối mọi can thiệp gây chảy máu

B. Có thể thực hiện tại các trung tâm chuyên khoa, dưới sự bảo vệ của yếu tố VIII

C. Nên duy trì nồng độ yếu tố VIII trên 70% trong lúc tiến hành mổ

D. Tiếp tục duy trì nồng độ yếu tố VIII trên 40% trong tuần đầu sau mổ

Câu 31: Đối với bệnh nhân hemophilia:

A. Không được tiêm bắp

B. Không được tiêm tỉnh mạch

C. Tránh dùng aspirin mà nên dùng paracetamol để giảm đau

D. Câu A và C đều đúng

Câu 32: Để phòng ngừa cho xã hội, đối với các phụ nữ thành viên trong gia đình bị bệnh hemophilia cách tốt nhất là:

A. Định lương các yếu tố VIII, nếu thấp thì không nên có thai

B. Chọc ối nhằm xác định giới tính của thai nhi, nếu là trai thì sẽ chấm dứt thai kỳ

C. Khảo sát DNA các tế bào nhung mao để xác định gen hemophilia ở thai nhi, nếu có thì sẽ chấm dứt thai kỳ

D. Không nên kết hôn

Câu 33: Về vị trí, ung thư ở đại tràng chiếm tỷ lệ gặp thấp nhất là ở:

A. Đại tràng lên

B. Manh tràng

C. Đại tràng xuống

D. Trực tràng

Câu 35: Khi phát hiện polyp ở đại tràng lần đầu tiên thì:

A. Phải sinh thiết

B. Không cần sinh thiết nếu là loại có cuống và bề mặt trơn láng

C. Chỉ cần xét nghiệm CEA trong máu là đủ

D. Phải sinh thiết và theo dõi nội soi định kỳ

Câu 37: Cơ chế gây ung thư đại tràng cuối cùng là do:

A. Viêm mạn

B. Xuất huyết vi thể lâu ngày

C. Viêm mạn kèm tăng sinh niêm mạc mạn tính

D. Giảm miễn dịch

Câu 38: Loại ung thư đại trực tràng nào sau đây thường có tiên lượng xấu nhất:

A. Thể lét

B. Thể thâm nhiễm

C. Thể sùi

D. Thể loét sùi

Câu 39: Điều trị ung thư đại tràng khi chưa có di căn, tốt nhất là:

A. Phẫu thuật cắt bỏ u

B. Phẫu thuật cắt bỏ u kèm xạ trị tiếp theo

C. Xạ trị trước rồi phẩu thuật kèm hoá trị liệu

D. Phẫu thuật kèm miễn dịch trị liệu

Câu 40: Theo dõi sau điều trị cắt bỏ u đại tràng là:

A. Siêu âm bụng mỗi 6 tháng

B. CT scaner bụng, chụp phim phổi mỗi 3 tháng

C. Khám định kỳ, CEA mỗi 3 tháng, và nội soi đại tràng

D. CRP mỗi 3 tháng

Câu 41: Ung thư đại trực tràng đa số thuộc loại:

A. Biểu mô lát tầng

B. Biểu mô dạng biểu bì

C. Carcinoide

D. Biểu mô tuyến

Câu 42: Triệu chứng của ung thư đại tràng lên thường là:

A. Hội chứng lỵ

B. Táo bón

C. Đi lỏng

D. Tắc ruột

Câu 43: Triệu chứng của ung thư đại tràng ngang và đại tràng xuống thường là:

A. Đi lỏng

B. Đau bụng từng cơn

C. Hội chứng lỵ

D. Nôn

Câu 44: Triệu chứng của ung thư đại tràng sigma thường là:

A. Đau bụng từng cơn dạng bán tắc ruột

B. Nôn

C. Vàng da

D. Hội chứng lỵ, giả lỵ

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 45 Câu hỏi
  • Sinh viên