Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở - Phần 17

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở - Phần 17

  • 30/08/2021
  • 45 Câu hỏi
  • 333 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở - Phần 17. Tài liệu bao gồm 45 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Xét nghiệm được chọn lựa để chẩn đoán bệnh polyp đại tràng là:

A. Chụp nhuộm đại tràng có baryte

B. Siêu âm bụng

C. CT scan bụng

D. Nội soi đại tràng bằng ống mềm

Câu 2: Muốn chẩn đoán tốt bệnh lý dạ dày bằng siêu âm bụng, cần chuẩn bị gì?

A. Cho bệnh nhân nhịn ăn, uống coca-cola

B. Cho bệnh nhân nhịn ăn, uống 200 mL nước kèm Air-X

C. Cho bệnh nhân nhịn ăn và uống 500 mL nước muối sinh lý

D. Cho bệnh nhân nhịn ăn và uống 500 mL nước sôi để nguội

Câu 3: Trên hình ảnh siêu âm bụng, bình thường độ dày vách của dạ dày đoạn qua hang vị trung bình là:

A. 3 milimét

B. 5 milimét và đều dặn

C. 7 milimét và đều đặn

D. 10 milinét và đều đặn

Câu 4: Để chẩn đoán bệnh lý đại tràng bằng siêu âm được tốt, cần chuẩn bị gì?

A. Thụt tháo sạch phân, bơm hơi vào đại tràng và giữ lại trong thời gian thực hiện

B. Thụt tháo phân, cho thuốc giãm nhu động đại tràng trước khi thực hiện

C. Thụt tháo phân, bơm nước vào đại tràng và giữ lại trong khi thực hiện

D. Thụt tháo phân và bơm nước kèm Air-X, giữ lại trong thời gian thực hiện

Câu 6: Khảo sát thành thực quản bằng siêu âm ngoài (siêu âm qua ngã bụng), bị hạn chế ở đoạn nào của thực quản:

A. Thực quản đoạn giữa

B. Thực quản đoạn cổ

C. Thực quản đoạn tâm vị

D. Cả 3 đoạn

Câu 7: Siêu âm thực quản (siêu âm ngoài), có thể dùng chẩn đoán:

A. Trào ngược dạ dày thực quản

B. Trướng tĩnh mạch thực quản

C. U thực quản

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 9: Dấu hiệu gợi ý thủng dạ dày trên siêu âm  là:

A. Nhiều bóng đen rải rác trong ổ bụng

B. Dịch tự do trong ổ bụng

C. Viền đen dưới cơ hoành

D. Vùng trắng xoá che mặt gan kèm dịch ổ bụng

Câu 11: Bệnh lý đại tràng nào sau đây có thể chẩn đoán bằng siêu âm bụng, ngoại trừ:

A. Viêm đại tràng

B. Lồng ruột

C. Bệnh lý túi thừa

D. Giản tĩnh mạch do tăng áp cửa

Câu 12: Dấu hiệu siêu âm để chẩn đoán viêm ruột thừa là:

A. Thành ruột dày > 3 mm, đường kính > 6 mm

B. Đè không xẹp

C. Lòng chứa nhiều hơi, không có dịch

D. Cả A và B đúng

Câu 13: Chẩn đoán viêm tụy cấp bằng siêu âm bị hạn chế bởi:

A. Tình trạng co cứng thành bụng

B. Hơi trong dạ dày, ruột

C. Dịch xuất tiết trong ổ bụng

D. Trào ngược dịch và hơi từ tá tràng vào tụy

Câu 14: Để tăng khả năng chẩn đoán viêm tụy cấp bằng siêu âm, thường dùng biện pháp:

A. Đặt ống thông dạ dày hút hết dịch khi thực hiện siêu âm

B. Bơm ít hơi vào dạ dày sau khi hút hết dịch, cho bệnh nhân nằm nghiêng trái

C. Bơm ít nước vào dạ dày sau khi hút hết dịch, cho bệnh nhân mằm tư thế fowler

D. Bệnh nhân nằm nghiêng sang phải để siêu âm

Câu 15: Siêu âm qua nội soi tiêu hoá có ưu điểm hơn siêu âm qua ngã bụng trong các trường hợp sau:

A. Đánh giá đúng giai đoạn của ung thư

B. Tránh được sự che lấp của xương mô mỡ và hơi

C. Vùng tổn thương ở gần đầu dò hơn

D. Tất cả các điểm trên

Câu 16: Siêu âm nội soi thực quản bị trở ngại trong trường hợp nào?

A. Khi tổn thương viêm do nấm

B. Khi tổn thương lan rộng và sâu

C. Khi tổn thương nghi có dò ra ngoài

D. Khi tổn thương là u gây hẹp lòng thực quản

Câu 17: Trong ung thư dạ dày thể sùi, xét nghiệm nào có giá trị chẩn đoán nhất?

A. Nội soi ống mềm, sinh thiết

B. Siêu âm nội soi

C. Siêu âm qua ngã bụng

D. CT-scan

Câu 18: Chẩn đoán giai đoạn ung thư dạ dày theo TNM, xét nghiệm thường dùng nhất là:

A. Nội soi ống mềm

B. MRI

C. Siêu âm nội soi

D. Siêu âm nội soi kèm CT-scan

Câu 19: Sử dụng siêu âm nội soi trong chẩn đoán những trường hợp sau đây ngoại trừ:

A. Chẩn đoán giai đoạn của u limpho dạ dày

B. Chẩn đoán ung thư tá - tụy

C. Chẩn đoán ung thư dạ dày thể teo đét

D. Chẩn đoán chảy máu tiêu hoá cao khi nội soi không thấy tổn thương

Câu 20: Dùng siêu âm nội soi trong chẩn đoán bệnh lý nào ở trực tràng:

A. Viêm loét trực tràng chảy máu

B. Theo dõi tái phát sau điều trị ung thư đại trực tràng

C. Bệnh polýp trực tràng

D. Trĩ nội

Câu 22: Có thể dùng CT-scan bụng để chẩn đoán bệnh lý sau đây, ngoại trừ:

A. U đại tràng và hạch di căn

B. Tắc ruột

C. Viêm hồi tràng

D. Chảy máu tiêu hoá cao mà nội soi không tìm thấy thương tổn

Câu 23: Chụp MRI bụng thường có chống chỉ định tương đối trong trường hợp nào sau đây?

A. Bệnh nhân là trẻ em

B. Bệnh nhân là người già

C. Bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai

D. Bệnh nhân  đang có chảy máu tiêu hoá

Câu 25: Đo áp lực thực quản được dùng để chẩn đoán trường hợp nào sau đây?

A. Hẹp thực quản một đoạn dài trên phim chụp nhuộm baryte

B. Nuốt nghẹn tăng dần

C. Đau ngực, nóng ran cổ họng và ho

D. Nuốt đau kèm nuốt khó

Câu 26: Để thăm dò trào ngược dạ dày thực quản, các xét nghiệm thường dùng sau đây:

A. Ghi hình áp lực thực quản

B. Đo pH thực quản liên tục 24 giờ

C. Siêu âm bụng vùng tâm vị thực quản

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 27: Để đánh giá vận động của thực quản, xét nghiệm được dùng:

A. Đo áp lực thực quản liên tục trong 1 giờ

B. Ghi hình động thực quản bằng phóng xạ

C. Siêu âm bụng vùng tâm vị thực quản

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 28: Khi đo pH thực quản 24 giờ, những thuốc sau đây không được xử dụng trong thời gian chuẩn bị, ngoại trừ:

A. Thuốc an thần diazepam

B. Thuốc trung hoà acide

C. Thuốc kháng tiết acide

D. Thuốc kháng cholin

Câu 29: Khi đo pH thực quản 24 giờ có bất thường, chúng ta cần phải:

A. Điều trị ngay các thuốc chống trào ngược dạ dày thực quản

B. Điều trị ngay các thuốc giảm nhu động dạ dày như kháng cholin

C. Điều trị ngay thuốc kháng tiết acide

D. Cần nội soi thực quản dạ dày trước khi điều trị

Câu 30: Nguy cơ có thể gặp khi đo pH thực quản 24 giờ là:

A. Loét thực quản

B. Thủng thực quản

C. Chảy máu thực quản

D. Rối loạn nhịp tim

Câu 32: Nghiệm pháp no muối dùng để đánh giá:

A. Sa, hẹp dạ dày

B. Tình trạng đa toan, đa tiết dạ dày

C. Trào ngược tá tràng dạ dày

D. Trào ngược dạ dày thực quản

Câu 33: Bệnh nhân nôn ra thức ăn của ngày hôm trước, đau thượng vị từng cơn, tiền sử được chẩn đoán loét hành tá tràng, nghiệm pháp no muối cho kết quả: dịch đói là 150 mL, sau no muối 430 mL. Điều này gợi ý:

A. Bệnh nhân bị hẹp môn vi do biến chứng loét mạn hành tá tràng

B. Bệnh nhân bị sa dạ dày

C. Bệnh nhân bị rối loạn vận động dạ dày

D. Bệnh nhân bị ung thư hang vị dạ dày

Câu 34: Để đánh giá hẹp môn vị cơ năng hay thực thể, chúng ta cần phải:

A. Thực hiện nghiệm pháp no muối liên tục trong 3 ngày

B. Thực hiện nghiệm pháp no muối liên tục trong 2 ngày

C. Chỉ cần dịch sau no muối trên 500 mL là hẹp thực thể

D. Đánh giá sự thay đổi của dịch sau no muối qua 2 lần làm vào ngày thứ nhất và thứ 3 trong điều kiện bệnh nhân nhịn ăn hoàn toàn

Câu 35: Chẩn đoán bệnh lý trào ngược tá tràng dạ dày bằng phương tiện sau đây:

A. Nội soi dạ dày có biểu hiện viêm hang vị

B. Nội soi dạ dày có biểu hiện viêm môn vị

C. Khi đang nội soi dạ dày thấy có dịch mật trào lên

D. Phát hiện trong dịch dạ dày có Technitium 99m sau khi tiêm chất này vào tĩnh mạch

Câu 36: Để thăm dò tình trạng hấp thu của ruột non, thường dùng xét nghiệm sau đây:

A. Tét hấp thụ đường D-Xylose

B. Định lượng nitơ trong phân

C. Định lượng mỡ trong phân

D. Cả 3 xét nghiệm trên

Câu 37: Đánh giá tình trạng quá phát vi khuẩn ruột, xét nghiệm thường dùng là:

A. Định lượng stercobilin trong phân

B. Định lượng urobilin trong nước tiểu

C. Tìm bạch cầu trong phân

D. Tét thở với glycocholate có 14C

Câu 38: Đo áp lực cơ vòng hậu môn dùng để  chẩn đoán:

A. Tìm nguyên nhân táo bón

B. Tình trạng tiêu chảy mạn tính

C. Tình trạng viêm hậu môn mạn tính

D. Trĩ nội

Câu 39: Để chẩn đoán táo bón do bệnh lý cơ vòng hậu môn, cần xét nghiệm gì?

A. Nội soi trực tràng

B. Siêu âm nội soi trực tràng

C. Định lượng nước trong phân

D. Chụp nhuộm baryte bóng trực tràng ở tư thế ngồi

Câu 40: Tìm vi khuẩn Helicobacter pylori ở dạ dày bằng phương tiện nào sau đây:

A. Hút dịch dạ dày quay ly tâm, lấy cặn lắng để nuôi cấy

B. Hút dịch dạ dày quay ly tâm, lấy cặn lắng để nhuộm gram

C. Lấy mãnh sinh thiết dạ dày để nhuộm hay cấy

D. Rửa dạ dày, lấy bệnh phẩm để nuôi cấy

Câu 41: Để chẩn đoán mô bệnh học thương tổn ở dạ dày, cần phải:

A. Sinh thiết 3 mãnh quanh bờ tổn thương

B. Sinh thiết 8 mãnh quanh bờ tổn thương

C. Sinh thiết 2 mãnh ngay tại tổn thương

D. Chải rửa niêm mạc dạ dày

Câu 42: Có thể tìm vi khuẩn HP bằng phương pháp không xâm nhập sau đây, ngọai trừ:

A. Cấy nước bọt

B. Huyết thanh chẩn đoán ELISA

C. PCR nước bọt

D. PCR phân

Câu 43: Tăng áp tĩnh mạch cửa trong xơ gan sau hoại tử thuộc loại:

A. Tăng áp trước xoang gan

B. Tăng áp sau xoang gan

C. Tăng áp tại xoang gan

D. Tăng áp tại xoang và sau xoang

Câu 44: Bệnh lý gan mạn do rượu thường do các yếu tố gây bệnh sau đây ngoại trừ:

A. Tác động trực tiếp của Aldehyde trên tế bào gan

B. Thiếu máu đến gan gây hoại tử tế bào gan

C. Tổn thương tế bào gan do cơ chế miễn dịch

D. Yếu tố nội tiết

Câu 45: Biểu hiện nào sau đây có thể gặp trong xơ gan do rượu, ngoại trừ:

A. Tuyến mang tai lớn

B. Vú lớn ở nam

C. Tăng đường máu

D. AST / ALT > 2 và ALT > 1000 UI/L

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 45 Câu hỏi
  • Sinh viên