Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật môi trường - Phần 11

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật môi trường - Phần 11

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 97 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật môi trường - Phần 11. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

25 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 1: Theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP. dự án xây dựng cơ sở sản xuất các sản pẩm nhựa, hạt nhựa có công suất bao nhiêu tấn thì phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường?

A. Tất cả cá công suất sản xuất sản phẩm.

B. Công suất từ 1.000 tấn sảm phẩm/ năm trở lên

C. Công suất từ 3.000 tấn sảm phẩm/ năm trở lên

D. Công suất từ 500 tấn sảm phẩm/ năm trở lên

Câu 3: Theo luật Bảo vệ môi trường năm 2014, ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của con người nhằm?

A. Ngăn chăn và giảm thiểu biến đổi khí hậu

B. Thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu

C. Chống lại biến đổi khí hậu

D. Giảm thiểu biến đổi khí hậu

Câu 4: Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014, năng lượng tái tạo được quy định:

A. Là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt

B. Là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực của con người thi là vô hạn

C. Là những nguồn năng lượng vô hạn, liên tục, có khả năng tái sinh như : Năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt

D. Là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác

Câu 5: Theo luật bảo vệ môi trường năm 2014, Chính phủ cần thực hiện nhiệm vụ gì để ứng phó với biến đổi khí học:

A. Chính phủ có chính sách hợp tác quốc tế thu hút đầu tư, hỗ trợ tài chính, phát triển và chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới nền kinh tế xanh

B. Chính phủ quy định lộ trình, phương thức tham gia hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính toàn cầu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và cam kết tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

C. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích thực thi những phương án cắt giảm khí thải. lựa chọn chính sách để cắt giảm lượng khí thải ở quy mô cần thiết nhằm bảo đảm sự ổn định, trong khi vẫn tiếp tục tăng trưởng kinh tế

D. Chính phủ cần xây dựng thể chế, xây dụng Chương trình, Mục tiêu quốc gia, giao nhiệm vụ điều phói các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu cho các bộ/ ngành

Câu 6: Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được thực hiện trên nguyên tắc:

A. Bình đẳng, các bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục đích bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, bảo đảm cân bằng sinh thái ở Việt Nam và trên trái đất

B. Tôn trọng và bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, tận tâm thiện chí thực hiện cam kết quốc tế và giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình

C. Tôn trọng và bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, vì mục đích bảo tồn vào phát triển bền vững đa dạng sinh học, đảm bảo cân bằng sinh thái ở Việt Nam và trên trái đất

D. Tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế với mục đích bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học

Câu 7: Theo Luật đa dạng sinh học năm 2008, Báo cáo về hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn được thực hiện:

A. Định kỳ 1 năm một lần

B. Định kỳ 10 năm một lần

C. Định kỳ 05 năm một lần

D. Định kỳ 3 năm một lần

Câu 8: Theo luật đa dạng sinh học năm 2008, vườn quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau:

A. Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế; là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loại thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ; có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiê, có giá trị du lịch sinh thái.

B. Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên; có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

C. Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục

D. Có hệ sinh thái đặc thù; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

Câu 9: Theo luật bảo vệ tài nguyên nước 2012, để hạn chế thất thoát nước trong các hệ thống cấp nước tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành công trình, hệ thống công trình thủy lợi cần phải:

A. Thực hiện các biện pháp phòng, chống thất thoát nước với phương thức tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nước hợp lý, hiệu quả

B. Bảo đảm vận hành hệ thống với phương thức tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nước hợp lý, hiệu quả và giảm thiểu thất thoát, lãng phí.

C. Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và vận hành hệ thống cấp nước nhằm đáp ứng yêu câu cung cấp nước ổn định, an toàn, liên tục và giảm thiểu thất thoát, lãng phí

D. Áp dụng các biện pháp phòng, chống thấm và bảo đảm vận hành hệ thống với phương thức tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nước hợp lý, hiệu quả và giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước

Câu 10: Theo Luật bảo vệ tài nguyên nước 2012, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp cần phải:

A. Bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, không gây ô nhiễm nguồn nước

B. Có biện pháp tiết kiệm nược, phòng, chống chua, mặn, xói mòn đất và bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước

C. Tuân theo quy trình vận hành khai thác, sử dụng nguồn nước, không gây ô nhiễm nguồn nước

D. Phải đảm bảo sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, trừ trường khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ

Câu 11: Theo luật bảo vệ tài nguyên nước 2012, hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước cho giao thông thủy phải:

A. Không được gây ô nhiễm nguồn nước, cản trở dòng chảy, gây hư hại lòng, bờ, bãi sông, suối, kênh, rạch và các công trình trên sông; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật

B. Phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, không được làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, cản trở dòng chảy, hư hại công trình trên sông, gây trở ngại cho giao thông thủy

C. Có trách nhiệm tham gia đóng góp công sức, tài chính cho việc bảo vệ nguồn nước, khai thác, xử lý nước theo quy định của pháp luật

D. Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chứ, cá nhân khác

Câu 12: Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao:

A. Phải bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường

B. Có tỏ chức tự quản về bảo vệ môi trường

C. Phải có bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường

D. Phải bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn về bảo vệ môi trường

Câu 13: Theo nghị định 38/2015/NĐ-CP, trong trường hợp không tự tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại thì chủ nguồn thải chất thải nguy hại cần phải:

A. Ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại với tổ chức, cá nhân có giấy phép phù hợp

B. Tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định số lượng chất thải nguy hại

C. Có trách nhiệm định kỳ 03 (ba) tháng báo cáo về việc lưu giữ chất thải nguy hdại tại cơ sở

D. Có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguy hại trong cá bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định

Câu 14: Theo nghị định 38/2015/NĐ-CP, quan trắc vệc xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp cần phải:

A. Quan trắc nước thải tự động, các thông số quan trắc bao gồm: lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra. pH, nhiệt độ, COD, TSS và các thông số đặc trưng theo loại hình

B. Quan trắc nước thải tự động, liên tự, hoạt động ổn định, được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định

C. Quan trắc định kỳ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương theo quy định của pháp luật.

D. Quan trắc định kỳ và phải lưu giữ kết quả quan trắc môi trường tự động dưới dạng tệp điện tử; bản gốc báo cáo kết quả quan trắc định kỳ, bản gốc phiếu trả kết quả phân tích trong thời gian tối thiểu 03 năm

Câu 15: Theo nghị định 38/2015/NĐ-CP, Cơ quan cấp phép xả thải khí thải công nghiệp là:

A. Chính phủ

B. Bộ Tài nguyên và Môi trường

C. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh

D. Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện

Câu 16: Theo nghị định 38/2015/NĐ-CP, khoản tiền ký quỹ bảo đảm đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu với khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn trở lên được quy định:

A. Phải thự hiện ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu

B. Phải thự hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu

C. Phải thự hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu

D. Phải thự hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu

Câu 17: Theo nghị định 38/2015/NĐ-CP, mục đích của ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu là để:

A. Đảm bảo nghĩa vụ phục hồi môi trường do hoạt động nhập khẩu phế liệu gây ra

B. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu luôn nhận thức được trách nhiệm của mình, từ đó có trách nhiệm phục hồi môi trường do hoạt động nhập khẩu phế liệu gây ra

C. Thanh toán toàn bộ các khoản chi phí để xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm không thể tái xuất được

D. Bảo đảm thổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chịu trách nhiệm xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể phát sinh từ lô hàng phế liệu nhập khẩu

Câu 18: Theo luật Bảo vệ môi trường 2014, ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường qui định?

A. Ký hiệu là QCĐP số thứ tự MT: năm ban hành

B. Ký hiệu là QCVN số thứ tự là MT: năm ban hành/BTNMT

C. Ký hiệu là TCVN số thứ tự MT: năm ban hành/BTNMT

D. Ký hiệu là QCVN 62-MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi

Câu 19: Theo luật bảo vệ môi trường 2014, nhiệm vụ nào sau đây không phải nhiệm vụ của tổ tự quản về bảo vệ môi trường?

A. Kiểm ra, đôn đốc hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường

B. Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước về bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho sức khỏe và môi trường

C. Xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn

D. Tổ chức thu gom, tập kết và xửa lý chất thải

Câu 20: Theo pháp luật hiện hành, đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường gồm:

A. Xăng, dầu, mỡ nhờn; bài lá, vàng mã; túi ni lông thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng

B. Dầu nhờn; mỡ nhờn; than nâu, than mỡ; dung dịch HCFC; túi ni lông thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ thuộc diện chịu thuế

C. Xăng, dầu, mỡ nhờn; Than đá; dung dịch HCFC; túi ni lông thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng

D. Xăng, dầu, mỡ nhờn; than đá; túi ni lông thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng

Câu 21: Theo pháp luật hiện hành, hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vục bảo vệ môi trường gồm:

A. Phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép

B. Cảnh cáo, phạt tiền, buộc khôi phục lại môi trường đã bị ô nhiễm

C. Cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính

D.  Cảnh cáo, phạt tiền

Câu 22: Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi không bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh hạ tầng khu kinh doanh, dịch vụ tập trung?

A. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

B.  Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

C. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

D. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Câu 23: Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trong khu kinh doanh, dịch vụ tập trung?

A. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

B. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng

C. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng

D. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.

Câu 24: Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi cung cấp số liệu quan trắc chất thải, giám sát môi trường không đúng với tình hình ô nhiễm, hiện trạng môi trường của tổ chức, cá nhân?

A. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

B.  Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng

C. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng

D. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng

Câu 25: Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP, mức xử phạt đối với chủ đầu tư xây dựng mới khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu chung cứ có hành vị bàn giao công trình đưa vào sử dụng mà không có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuậ môi trường?

A. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

B. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng

C. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng

D. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật môi trường có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật môi trường có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 25 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên