Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật an toàn lao động - Phần 8

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật an toàn lao động - Phần 8

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 217 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật an toàn lao động - Phần 8. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.7 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 1: Khoản 1, Điều 18 Luật PCCC qui định đối với các phương tiện giao thông cơ giới nào cần đảm bảo các điều kiện của cơ quan quản lý của nhà nước về PCCC?

A. Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên , các phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá , chất nguy hiểm cháy

B. Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 bánh trở lên và các phuơng tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá, chất nguy hiểm cháy nổ

C. Phương tiện giao thông cơ giới từ 6 bánh trở lên và cá phuơng tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá, chất nguy hiểm cháy nổ

D. Phương tiện giao thông cơ giới từ 16 chỗ ngồi trở lên và các phuơng tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá, chất nguy hiểm cháy nổ

Câu 2: Khi nhận được lệnh huy động tham gia cứu chữa đám cháy. Bạn sẽ thực hiện như thế nào?

A. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, để cứu người

B.  Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, sử dụng các dụng cụ tham gia chữa cháy

C. Nhanh chóng nhận lệnh, sử dụng các dụng cụ chữa cháy và thực hiện theo sự chỉ dẫn của lưc lượng chữa cháy chuyên nghiệp

Câu 3: Luật PCCC quy định ai là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện khắc phục hậu quả vụ cháy ? A. B. . C. Công an phường nơi có cơ sở bị cháy D. Tất cả đều đúng

A.  Chỉ huy lực lượng cảnh sát PCCC phối hợp với người đứng đầu cơ sở bị cháy

B. Chủ tịch UBND cấp xã trở lên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị cháy

C. Công an phường nơi có cơ sở bị cháy

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Luật An toàn, vệ sinh lao động qui định việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc: a) ; b) ; c). d) Cả 3 đáp án trên

A. Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể

B. Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm

C. Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Điểm mới của Luật An toàn, vệ sinh lao động so với Bộ luật lao động năm 2012, qui định đối tượng áp dụng:

A. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân

B. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động

C. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Luật An toàn, vệ sinh lao động qui định rõ Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ:

A. Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật

B. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động

C. Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Luật An toàn, vệ sinh lao động qui định người sử dụng lao động khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm các nguyên tắc

A. Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

B. Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân;Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân

C. Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9: An toàn lao động là gì?

A. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

B. An toàn lao động là không xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 

C. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. 

D. Cả a,b,c đều sai.

Câu 10: Vệ sinh lao động là gì?

A. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

B. Vệ sinh lao động là giải pháp an toàn nhất trong quá trình lao động.

C. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. 

D. Cả a,b,c đều sai.

Câu 11: Mục đích của công tác bảo hộ lao động là:

A. Đảm bảo an toàn thân thể người lao động

B. Bảo đảm người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp do điều kiện lao động không tốt gây ra

C. Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe cho người lao động

D. Cả 3 câu a,b,c đều đúng

Câu 12: Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động bao gồm các ý nghĩa nào sau đây:

A. Ý nghĩa chính trị. Ý nghĩa xã hội. Ý nghĩa kinh tế

B. Ý nghĩa về khoa học công nghệ

C. Ý nghĩa chính trị, pháp luật

D. Cả 3 câu a,b,c đều đúng

Câu 13: Tính chất của công tác bảo hộ lao động là:

A. Tính pháp luật

B. Tính khoa học, công nghệ

C. Tính quần chúng

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 14: Bảo hộ lao động mang tính pháp luật thể hiện ở tất cả các quy định về:

A. Quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn

B. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động trong quá trình lao động sản xuất

C. Các quy định về tổ chức lao động

D. Cả 3 câu a,b,c đều đúng

Câu 15: Bảo hộ lao động mang tính khoa học công nghệ bao gồm:

A. Quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn

B. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động trong quá trình lao động sản xuất 

C. Khoa học kỹ thuật về bảo hộ lao động gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất

D. Cả 3 câu a,b,c đều đúng

Câu 16: Công tác bảo hộ lao động mang tính khoa học công nghệ phụ thuộc rất lớn vào:

A. Trình độ công nghệ sản xuất của xã hội

B. Các quy định về tổ chức lao động

C. Quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn

D. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động trong quá trình lao động sản xuất

Câu 17: Tính quần chúng của công tác bảo hộ lao động thể hiện ở các khía cạnh sau:

A. Quần chúng lao động là những người trực tiếp thực hiện quy phạm, quy trình.

B. Biện pháp kỹ thuật an toàn, cải thiện điều kiện làm việc.

C. Cả a và b đều đúng.

D. Cả a và b đều sai.

Câu 18: Công tác bảo hộ lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau: 

A. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động trong quá trình lao động sản xuất.

B. Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, các chính sách, chế độ bảo hộ lao động.

C. Các quy định về tổ chức lao động. 

D. Cả 3 câu a,b,c đều đúng.

Câu 19: Công tác bảo hộ lao động phụ thuộc rất lớn vào:

A. Trình độ công nghệ sản xuất của xã hội.

B. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ.

C. Cả a và b đều đúng.

D. Cả a và b đều sai.

Câu 20: Muốn thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động chúng ta phải:

A. Tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động gắn liền với việc nghiên cứu cải tiến trang bị, cải tiến kỹ thuật công nghệ sản xuất.

B. Nghiên cứu những vấn đề về kỹ thuật an toàn, cải thiện điều kiện làm việc...

C. Nghiên cứu đưa vào chương trình tiến bộ kỹ thuật, công nghệ để huy động đông đảo cán bộ và người lao động tham gia.

D. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 21: Kỹ thuật an toàn là một hệ thống gồm có:

A. Các phương tiện kỹ thuật.

B. Các thao tác làm việc.

C. Nội quy, qui trình, quy phạm.

D. Cả a và b đều đúng.

Câu 22: Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố nào sau đây:

A. Các yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khỏe người lao động tìm các biện pháp cải thiện điều kiện lao động.

B. Phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp.

C. Nâng cao khả năng lao động cho người lao động. 

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 23: Nội dung chủ yếu của môn vệ sinh lao động bao gồm:

A. Xác định khoảng cách an toàn về vệ sinh.

B. Xác định các yếu tố có hại về sức khỏe.

C. Biện pháp về sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. 

D. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 24: Chọn câu sai: Nội dung của môn vệ sinh lao động bao gồm:

A. Nghiên cứu đặc điểm vệ sinh của các quá trình sản xuất.

B. Nghiên cứu việc chữa trị các loại bệnh nghề nghiệp. 

C. Nghiên cứu việc tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lý.

D. Nghiên cứu các biến đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể.

Câu 25: Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh?

A. Kỹ thuật thông gió, điều hòa nhiệt độ, chống bụi, khí độc, kỹ thuật chống tiếng ồn và rung sóc, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường.

B. Xác định vùng nguy hiểm.

C. Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn.

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 26: Nghiên cứu các biện pháp để phòng tình trạng mệt mỏi trong lao động, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong sản xuất là các mục nào sau đây:

A. Quy định các tiêu chuẩn vệ sinh, chế độ vệ sinh xí nghiệp và cá nhân, chế độ bảo hộ lao động.

B. Tổ chức khám tuyển và sắp xếp hợp lý công nhân vào làm ở các bộ phận sản xuất khác nhau trong xí nghiệp.

C. Quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe công nhân, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 27: Chọn câu sai: Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất là:

A. Tiếng ồn và độ rung.

B. Bụi và các chất độc hại trong sản xuất. 

C. Thời gian làm việc liên tục và quá lâu, làm việc liên tục không nghỉ. 

D. Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất không phù hợp như: nhiệt độ, độ ẩm cao hoặc thấp, thoáng khí kém... 

Câu 28: Tác hại liên quan đến tổ chức lao động là:

A. Thời gian làm việc liên tục và quá lâu, làm việc liên tục không nghỉ.

B. Cường độ lao động quá cao không phù hợp với tình trạng sức khỏe công nhân.

C. Sự hoạt động khẩn trương, căng thẳng quá độ của các hệ thống và giác quan như hệ thần kinh, thính giác, thị giác v.v…

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 29: Chọn câu sai: Các yếu tố vật lý và hóa học liên quan đến quá trình sản xuất là:

A. Tiếng ồn và độ rung.

B. Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất không phù hợp như: nhiệt độ, độ ẩm cao...

C. Vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và các nấm mốc gây bệnh.

D. Bụi và các chất độc hại trong sản xuất.

Câu 30: Các tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh và an toàn bao gồm là:

A. Yếu tố vật lý và hóa học.

B. Bụi và các chất độc hại trong sản xuất. 

C. Yếu tố vi sinh vật.  

D. Cả a, c đều đúng.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật an toàn lao động có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật an toàn lao động có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên