Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật an toàn lao động - Phần 12

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật an toàn lao động - Phần 12

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 165 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật an toàn lao động - Phần 12. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.9 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 1: Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động do lắp đặt máy móc thường được biểu hiện:

A. Việc lắp đặt máy không tốt

B. Không thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp

C. Cả a và b đều đúng

D. Cả a và b đều sai

Câu 2: Bố trí máy móc thiết bị trong một phân xưởng cần phải thỏa mãn các điều kiện nào sau đây:

A. Các máy khi làm việc phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm phải bố trí ở khu vực riêng

B. Các máy khi làm việc có độ rung mạnh cẩn phải bố trí cách ly

C. Các máy phải bố trí tránh việc phân tán tư tưởng của người vận hành

D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Các nguyên nhân gây ra tai nạn do bảo quản và sử dụng máy móc thiết bị thường là:

A. Không thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp

B. Máy móc thiếu các thiết bị an toàn hoặc không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật an toàn mà vẫn sử dụng

C. Máy móc, thiết bị không phù hợp với tầm vóc và thể lực của người điều khiển

D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Việc bảo dưỡng và sửa chữa máy móc trong quá trình sử dụng không tốt sẽ gây các tác hại nào sau đây:

A. Giảm nhanh tuổi thọ máy

B. Gây ra sự cố bất thường

C. Gây ta tai nạn không lường trước được

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Các nguyên nhân gây tai nạn do bảo quản và sử dụng thường là:

A. Việc chấp hành các quy trình, quy phạm còn tùy tiện

B. Công nhân không được huấn luyện kỹ thuật an toàn đã sử dụng máy

C. Bắt máy làm việc quá tải

D. Tất cả đều đúng

Câu 6: Các yêu cầu an toàn đối với máy móc, thiết bị gồm các vấn đề nào sau đây:

A. Nối đất bảo vệ thiết bị điện

B. Tình trạng máy móc luôn ở trạng thái tốt

C. Định kỳ máy móc thiết bị phải được bảo dưỡng sửa chữa theo đúng kế hoạch

D. Tất cả đều đúng

Câu 7: Các yêu cầu an toàn đối với máy móc, thiết bị gồm:

A. Các bộ phận chuyển động phải được bao che

B. Máy móc phải có đầy đủ Các thiết bị an toàn

C. Chiếu sáng cục bộ phải dùng đèn có điện áp 36V

D. Tất cả đều đúng

Câu 8: Yêu cầu an toàn khi sử dụng máy, phải:

A. Huấn luyện về kiểm tra và sử dụng máy thành thạo theo đúng quy trình vận hành

B. Sử dụng trang bị bảo vệ cá nhân theo đúng như quy định

C. Tiến hành kiểm tra và chạy thử máy để phát hiện hư hỏng

D. Tất cả đều đúng

Câu 9: Trong quá trình gia công không được:

A. Tiến hành các công việc sửa chữa khi máy đang hoạt động

B. Bỏ đi nơi khác hoặc làm việc khác khi đang chạy máy

C. Đưa tay vào khu vực nguy hiểm để kiểm tra kích thước, lấy phoi, tưới dầu

D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Tiến hành lau chùi, bôi dầu và bơm dầu vào các bề mặt chuyển động cần phải thực hiện khi:

A. Tiến hành bàn giao ca kíp, nghỉ lễ, tết

B. Ngừng máy phải tắt máy, cắt cầu dao điện

C. Liên tục và thường xuyên kể cả khi máy đang chạy

D. a và b đúng

Câu 11: Định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc hỏng hóc bất thường thì công việc sửa chữa cần được tiến hành dựa trên các yêu cầu an toàn nào sau đây:

A. Phải có lệnh sửa chữa của quản đốc phân xưởng cơ điện

B. Phải ghi rõ nội dung sửa chữa

C. Phải giao cho những công nhân chuyên nghiệp hoặc đã qua đào tạo hướng dẫn

D. Tất cả đều đúng

Câu 12: Khi sửa chữa những loại máy cao trên 2000 mm phải có:

A. Thang dây an toàn

B. Dàn giáo có lan can tay vịn chắc chắn

C. Hệ thống thang máy

D. Tất cả đều đúng

Câu 13: Các hệ thống phục hồi khả năng làm việc của thiết bị bằng cách thay mới thường là:

A. Chốt cắt, màng phòng nổ, đình chì

B. Ly hợp ma sát, rơle nhiệt, ly hợp vấu, lò xo, van an toàn…

C. Trục ví rơi trên mát tiện

D. Cả 3 phương án trên

Câu 14: Các hệ thống phòng ngừa sự cố có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc Của thiết bị khi các thông số đã giảm đến mức quy định bao gồm các loại nào sau đây:

A. Rơ le nhiệt, rơ le áp suất

B. Ly hợp ma sát, ly hợp vấu, lò xo

C. Van an toàn kiểu lò xo và đối trọng

D. Cả 3 phương án trên

Câu 15: Khóa liên động là cơ cấu có khả năng làm gì:

A. Loại trừ khả năng gây nguy hiểm cho người, thiết bị khi sử dụng máy không đúng quy trình thao tác

B. Phòng ngừa sự cố của thiết bị có liên quan đến điều kiện an toàn của người lao động

C. Che chắn vùng nguy hiểm của máy

D. Cả 3 phương án trên

Câu 16: Các loại tín hiệu an toàn dùng để:

A. Báo trước sự cố có thể xảy ra để đề phòng

B. Giúp công nhân các định nhanh chóng không nhầm lẫn các điều kiện an toàn để xử lý kịp thời

C. Cả a và b đều đúng

D. Cả a và b đều sai

Câu 17: Tín hiệu ánh sáng đỏ thường dùng báo tình trạng làm việc của máy khi:

A. Biểu thị sự nguy hiểm

B. Tín hiệu đề phòng, biểu thị sự cần thiết phải chú ý

C. Biểu thị sự an toàn

D. Tất cả đều đúng

Câu 18: Những đối tượng làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ nào dưới đây bắt buộc phải được huấn luyện ATVSLĐ trước khi giao việc?

A. Tất cả những người lao động đang làm việc

B. Người mới tuyển dụng, người học nghề, tập nghề

C. Người mới vào thử việc, người lao động hành nghề tự do

D. Cả a, b và c đều đúng

Câu 19: Về mặt tổ chức- kỹ thuật, các yếu tố nào sau đây có thể gây mất an toàn trong quá trình sản xuất:

A. Địa điểm không gian, mặt bằng sản xuất chật hẹp; máy, thiết bị lắp đặt không đảm bảo quy phạm an toàn, không đúng kỹ thuật

B. Máy, thiết bị bố trí không hợp lý; người lao động để bừa bãi, không sắp xếp gọn gàng, phù hợp tầm với

C. Máy, thiết bị, phương tiện làm việc… không phù hợp với nhân trắc người lao động; phương tiện, dụng cụ phục vụ sản xuất thiếu hoặc kém chất lượng

D. Cả a, b và c

Câu 20: Các thiết bị chịu áp lực trong công nghiệp chủ yếu gồm các loại chính nào sau đây:

A. Các thiết bị không bị đốt nóng gồm các bình chứa (ôxy, nitơ, amôniac…) các bình sinh khí axêtylen, các ống dẫn hơi dẫn khí

B. Các thiết bị đốt nóng gồm lò hơi, nồi nấu, sấy, hấp…

C. Cả a, b đúng

D. Cả a, b sai

Câu 22: Tác dụng phá hoại khi thiết bị bị áp lực nổ vỡ thường gây ra hậu quả:

A. Khi nổ vỡ, tác hại của nó gây ra rất lớn, có thể làm chết và bị thương nhiều người và phá hủy công trình

B. Khi nổ vỡ, tác hại của nó gây ra hư hỏng thiết bị

C. Khi nổ vỡ, tác hại của nó gây ra tiếng nổ lớn gây khó chịu cho người vận hành

D. Cả a, b sai

Câu 23: Ống thủy tròn của nồi hơi có áp suất làm việc:

A. P ≤ 15 kG/cm3

B. P > 15 kG/cm3

C. P ≥ 25 kG/cm3

D. P ≤ 10 kG/cm3

Câu 24: Các yêu cầu với van an toàn là:

A. Phải được niêm chì, cấm xê dịch đối trọng hoặc xiết lò xo

B. Phải có ống thoát hơi ra ngoài phạm vi nhà lò

C. Phải được tính toán đúng theo yêu cầu quy phạm

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 25: Khi áp suất quá quy định bao nhiêu thì màng phòng nổ bị xé rách đảm bảo an toàn cho thiết bị:

A. Quá 25% áp suất làm việc

B. Quá 15% áp suất làm việc

C. Quá 50% áp suất làm việc

D. Quá 10% áp suất làm việc

Câu 26: Việc chuẩn bị vận hành và vận hành nồi hơi cần phải thực hiện các công việc nào sau đây:

A. Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để vận hành. Kiểm tra các thiết bị phụ

B. Kiểm tra lại thiết bị, kiểm tra lại các thiết bị an toàn và đo kiểm tra của thiết bị

C. Cấm sửa chữa các bộ phận của thiết bị áp lực khi đang vận hành

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 27: Quy trình xử lý sự cố khi vận hành lò hơi phải ghi rõ các nội dung nào sau đây:

A. Hiện tượng, nguyên nhân, cách xử lý

B. Nguyên nhân, cách xử lý

C. Hiện tượng và biện pháp xử lý sự cố

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 28: Thời gian khám nghiệm định kỳ trong quy trình sử dụng bình áp lực là:

A. 3 năm khám xét toàn bộ 1 lần

B. 2 năm khám xét toàn bộ 1 lần

C. 1 năm khám xét toàn bộ 1 lần

D. 5 năm khám xét toàn bộ 1 lần

Câu 29: Một số trường hợp phải đình chỉ sự hoạt động của đối tượng thanh tra nồi hơi:

A. Mực nước trong nồi giảm nhanh trong khi bơm vẫn hoạt động. 

B. Các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi bị phồng, nứt, vỡ.

C. Các ống thủy, áp kế, van an toàn ngừng hoạt động.

D. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 30: Các yếu tố nào sau đây có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc:

A. Nhiệt độ cao

B. Độ ẩm không khí tăng

C. Khi lao động thể lực với cường độ quá sức

D. Tất cả đều đúng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật an toàn lao động có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật an toàn lao động có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên