Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế quốc tế - Phần 6

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế quốc tế - Phần 6

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 212 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế quốc tế - Phần 6. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Kinh tế thương mại. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.7 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 1: Trong các trường hợp sau đâu là hình thức tái xuất khẩu:

A. Nhà nước cho phép các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu nhập nguyên vật liệu mà trong nước không sản xuất được để sản xuất hàng xuất khẩu

B. Một doanh nghiệp Đài Loan thuê tổng công ty dệt may gia công một lô hàng áo xuân-hè

C. Một doanh nghiệp Hồng Kông nhập khẩu giày da của Việt Nam sau đó xuất sang EU

D. Do gặp thời tiết xấu tàu chở hàng của Việt Nam phải tạm trú ở cảng Singapore sau đó tiếp tục xuất khẩu sang Châu Âu

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng:

A. Quan hệ kinh tế quốc tế chính là sự thể hiện của thương mại quốc tế

B. Qua thương mại quốc tế các nước đang phát triển tiếp nhận được nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển kinh tế

C. Thương mại quốc tế là sự trao đổi giá trị giữa các nền kinh tế

D. Thương mại quốc tế là tòan bộ họat động mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia

Câu 3: Tìm nhận định đúng:

A. Một quốc gia được coi là có lợi thế tuyệt đối về một hàng hóa khi họ sản xuất hàng hóa đó với các chi phí nhỏ hơn

B. Quốc gia nào có chi phí cơ hội thấp trong sản xuất một loại hàng hóa nào đó tức là họ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất hàng hóa đó

C. Quốc gia có lợi thế tuyệt đối về hàng hóa nào thì họ cũng có lợi thế tương đối trong sản xuất hàng hóa đó

D. Khi một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối để sản xuất sản phẩm nào thì họ sẽ bị thiệt trong thương mại quốc tế

Câu 4: Thuế quan:

A. Thuế quan là công cụ của chính sách thương mại quốc tế

B. Là một dạng của chính sách thương mại quốc tế

C. Thuế quan nhập khẩu làm cho nhà nhập khẩu phải chịu chi phí lớn

D. Khi một quốc gia muốn thu lợi từ một mặt hàng truyền thống của mình họ sẽ thu thuế nhập khẩu của mặt hàng đó

Câu 5: Tìm câu đúng:

A. Thuế quan xuất khẩu là sự thể hiện của bảo hộ mậu dịch

B. Mục tiêu của bảo hộ mậu dịch là bảo vệ thị trường nội địa

C. Bảo hộ mậu dịch được coi là biện pháp duy nhất để bảo vệ “ngành công nhiệp non trẻ”

D. Bảo hộ mậu dịch và tự do hóa thương mại là hai xu hướng đối nghịch nhau,không thể nương tựa nhau

Câu 6: Nhận định nào sau đây là sai:

A. Đầu tư quốc tế là một trong những nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế

B. Đầu tư quốc tế thực chất là sự vận động của tiền tệ và tài sản giữa các quốc gia

C. Đầu tư quốc tế luôn có lợi với nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư

D. ODA là một dạng của đầu tư quốc tế

Câu 7: Hình thức nào sau đây là đầu tư trực tiếp nước ngoài:

A. Một quỹ tài chính quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam vay vốn

B. Một số các tổ chức tài chính đầu tư vào thị truờng chứng khoán Việt Nam

C. Một ngân hàng nước ngoài mua 20% cổ phần của ngân hàng VIP Bank để trở thành cổ đông chiến luợc

D. Chính phủ Hà Lan đài thọ cho các chương trình y tế giáo dục ở vùng sâu vùng xa của Việt Nam

Câu 9: Giả sử thu nhập quốc dân của Mỹ tăng lên trong khi đó thu nhập của Việt nam không thay đổi thì:

A. Tỷ giá hối đoái giửa USD và VND sẽ giảm

B. Tỷ giá hối đoái giửa USD và VND sẽ tăng

C. Tỷ giá hối đoái giửa USD và VND sẽ không thay đổi

D. Tỷ giá hối đoái giửa USD và VND sẽ thay đổi phụ thuộc vào sản lượng xuất nhập khẩu

Câu 10: Trong điều kiện chính phủ tăng lãi suất thì:

A. Nhà đầu tư giảm, tiết kiệm của người dân tăng

B. Nhà đầu tư giảm, tiết kiệm của người dân giảm

C. Nhà đầu tư tăng, tiết kiệm của người dân tăng

D. Nhà đầu tư tăng, tiết kiệm của người dân giảm 

Câu 12: Nguồn vốn ODA thuộc tài khoản nào:

A. Tài khoản vãng lai

B. Tài khoản vốn

C. Tài khoản dự trữ chính thức Quốc gia

D. Tài khoản chênh lệch số thống kê

Câu 13: Khi tỷ giá hối đoái tăng lên thì:

A. Nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng

B. Nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm

C. Đầu tư trong nước ra nươc ngoài tăng lên

D. A và C

Câu 14: Trong các chủ thể sau, đâu là chủ thể kinh tế quốc tế?

A. Hàn Quốc

B. Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân

C. Tập đoàn Microsoft

D. A và C

Câu 15: Quan hệ kinh tế quốc tế chịu sự điều tiết của:

A. Các quy luật kinh tế

B. Sự chuyển đổi giữa các loại đồng tiền

C. Kim ngạch xuất nhập khẩu

D. A và C

Câu 16: Thương mại quốc tế bao gồm:

A. Xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình và vô hình

B. Gia công quốc tế

C. Tái xuất khẩu và chuyển khẩu

D. Tất cả các hoạt động trên

Câu 17: Hai xu hướng cơ bản trong chính sách thương mại quốc tế là:

A. Tự do hoá thương mại và tăng cường nhập khẩu hàng hoá

B. Bảo hộ mậu dịch và tăng cường xuất khẩu hàng hoá

C. Tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch

Câu 18: Thuế quan nhập khẩu làm cho:

A. Tăng giá nội địa của hàng nhập khẩu

B. Tăng mức tiêu dùng trong nước

C. Giảm giá nội địa của hàng nhập khẩu

D. A và B

Câu 19: Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển quốc tế về:

A. Tiền

B. Sức lao động quốc tế

C. Tư bản

D. Tất cả các yếu tố trên

Câu 20: FDI vào Việt Nam góp phần:

A. Bổ sung nguồn vốn trong nước

B. Tiếp nhận công nghệ tiên tiến

C. Khai thác có hiệu quả những lợi thế của đất nước về tài nguyên, môi trường

D. Tất cả

Câu 21: Đối với nước xuất khẩu vốn, đầu tư quốc tế góp phần:

A. Bành trướng sức mạnh về kinh tế

B. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

C. Xây dựng thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định

D. Tất cả đáp án trên

Câu 22: Nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế:

A. Chế độ nước ưu đãi nhất 

B. Ngang bằng dân tộc

C. Tương hỗ

D. Tất cả các nguyên tắc trên

Câu 23: Tỉ giá một đồng tiền tăng lên ngay cả khi sức mua của nó giảm sút vì tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào:

A. Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia

B. Mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia

C. Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước

D. Không đáp án nào đúng

Câu 24: Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng hối đoái:

A. Do chiến tranh thế giới thứ nhất

B. Do khủng hoảng kinh tế thế giới 29-33

C. Do nước Anh không còn đủ khả năng kiểm soát dòng vận động của các nguồn vốn ngắn hạn

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 25: Sự thay đổi vào dao động thường xuyên của tỉ giá hối đoái gây rủi ro với:

A. Chỉ các nhà xuất nhập khẩu

B. Các ngân hàng

C. Các nhà đầu tư

D. Tất cả đều đúng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế quốc tế có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế quốc tế có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên